Thứ Tư, 30/03/2016 13:18

Vụ 1.000 tỉ lát vỉa hè: Đừng vung tay quá trán

Vỉa hè thì ở thành phố nào cũng có, nhưng chả hiểu sao vỉa hè ở khu trung tâm của Sài Gòn - TP.HCM lại có phận long đong như thế.

* 1.000 tỉ đồng lát đá granit khu trung tâm TP.HCM

Năm 2002, không rõ nguyên cớ gì mà người ta bóc hết các vỉa hè bằng đá xanh và vỉa hè bằng đá rửa, thay vào đó là gạch con sâu. Ngày ấy, loại gạch con sâu chất lượng cực kém, cát nhiều hơn ximăng, mà ximăng mác thấp, lại làm vội vàng, lát xong gặp nước bở nát như cơm nguội, khiến hàng chục tuyến đường lát loại gạch này chỉ tồn tại được vài năm.

Tới năm 2008, khu vực quận 1, quận 3 phải bóc hết gạch con sâu, thay bằng loại gạch terrazzo. Chỉ riêng việc thay vỉa hè bằng gạch terrazzo ở khu vực quận 1 mất hơn 100 tỉ đồng. Ngày ấy 100 tỉ đồng to lắm. Tưởng mọi chuyện êm xuôi, số phận cái vỉa hè đã xong, ai ngờ chỉ sau có năm năm, trên trăm tuyến đường đang yên lành lại sắp bị đập bỏ để thay bằng loại đá granit với tổng số tiền dự tính bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng.

Vấn đề đặt ra là tại sao lại phải đập bỏ các vỉa hè đó, trong khi phần lớn chúng còn tốt sau năm năm đưa vào sử dụng?

Lý do được các nhà chức trách đưa ra là cần phải làm cho đồng bộ với đường Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, phục vụ cho du lịch và xứng tầm là trung tâm thành phố. Việc nâng cấp trang trí lại là cần thiết nhưng có lẽ chưa phải lúc này, bởi số tiền hơn 1.000 tỉ đồng là rất lớn, trong khi thành phố chúng ta đang vay nợ để phát triển cơ sở hạ tầng, không biết đến bao giờ mới trả hết.

Cho dù tiền này do các doanh nghiệp cho vay (nhấn mạnh là cho vay) không lãi, nhưng ngân sách thành phố cũng sẽ phải gánh việc trả nợ, mà ngân sách nói cho cùng cũng lại là tiền của nhân dân. Hơn thế nữa, trong thời buổi kinh tế thị trường chẳng ai cho không ai cái gì, cho vay không lãi 1.000 tỉ thì rồi thành phố sẽ phải nhân nhượng, ưu đãi cái gì đấy.

Cũng cần phải nói thêm, nếu kinh tế khá giả, quyết làm một vỉa hè vĩnh cửu cho con cháu muôn đời mai sau thì nên chọn lại loại đá khối xanh. Các vỉa hè, sân quảng trường ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha... hiện nay đều được lát bằng loại đá xanh nguyên khối, chúng có tuổi thọ vài trăm năm.

Loại đá xanh hơi nhám có vẻ đẹp riêng của nó, cái sự xù xì không chỉ tránh trơn trượt mà còn toát lên một vẻ đẹp thâm trầm. Còn đá granit lát trên đường Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn là loại đá xẻ có độ dày từ 5-6cm, được đánh bóng bề mặt, lúc trời mưa rất dễ trơn trượt, đặc biệt không hoàn toàn là đá vĩnh cửu, chúng cứng nhưng lại giòn, nếu mặt nền không cứng, độ phẳng không đều là rất dễ vỡ gãy như thấy trên vỉa hè Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Duẩn và cả một vài chỗ mới làm trên đường Lê Thánh Tôn.

Việc dư luận không đồng tình với việc thay mới vỉa hè các tuyến đường là phải có lý do chính đáng. Đừng nên vung tay quá trán, gây ấn tượng một chút rồi con cháu phải trả nợ./.

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Phải có tổ chức độc lập giám sát doanh nghiệp Nhà nước (30/03/2016)

>   Bị áp thuế lây từ doanh nghiệp FDI: Tình trạng kéo dài (30/03/2016)

>   Dời cảng Nhà Rồng - Khánh Hội: Xin giao từng phần (30/03/2016)

>   Bí quyết giúp dệt may Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu (29/03/2016)

>   Xuất siêu 0.8 tỷ USD trong quý 1/2016 (29/03/2016)

>   Nhiều công ty thủy điện chây ì việc trồng lại rừng thay thế (29/03/2016)

>   Thành lập Khu CNTT tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (29/03/2016)

>   Xét xử Chủ tịch Hiệp hội Lương thực lập 'sân sau' trục lợi hơn 50 tỷ đồng (29/03/2016)

>   Ngân hàng Nga VTB ký thỏa thuận hợp tác với quỹ SCIC Việt Nam (29/03/2016)

>   Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng quý 1 tăng 9.1% (29/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật