Thứ Sáu, 25/03/2016 21:25

Lo ngại vì bội chi năm sau cao hơn năm trước

Đánh giá khái quát về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2011-2015, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội bày tỏ nhiều lo lắng.

Trái phiếu chính phủ được phát hành nhiều trong vòng 5 năm qua. Ảnh TL

Nhiều băn khoăn từ báo cáo giám sát

Trong báo cáo Thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015 và triển khai dự toán NSNN năm 2016, Ủy ban Tài chính ngân sách quan ngại: “Bội chi NSNN năm sau cao hơn năm trước, không đạt mục tiêu đề ra. Nợ công ngày càng tăng nhanh và đang tiệm cận đến mức trần cho phép. Trong đó, nợ Chính phủ đã vượt trần (cuối năm 2015 là 50,3% GDP). NSNN còn nợ nhiều khoản chi, nhất là nợ chi cho chính sách an sinh xã hội. Tỷ trọng chi thường xuyên tăng nhanh, chi đầu tư phát triển giảm mạnh. Kỷ luật, kỷ cương tài khóa và các nguyên tắc cân đối, quản lý tài chính - ngân sách chưa được chấp hành nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Tỷ lệ bội chi/GDP năm 2011 là 4,4%; năm 2012 là 5,4%; năm 2013 là 6,6%; năm 2014 là 5,64%; năm 2015 là 6,11%.

Về chi NSNN trong năm 2015, báo cáo cho biết, chi đầu tư phát triển tăng 21,5% so với dự toán đầu năm; chi thường xuyên tăng 1,7% so với dự toán; đặc biệt, chi từ nguồn vượt thu NSNN tăng 69.370 tỉ đồng.

Ủy ban cho rằng, cần đánh giá nghiêm túc về kỷ luật tài chính trong việc chấp hành dự toán chi của các địa phương theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Qua giám sát thực tế, Ủy ban nhận xét còn tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định, định mức chi ở một số nơi; khá nhiều dự án vay ưu đãi của nước ngoài phải gia hạn, điều chỉnh kế hoạch và tiến độ rất chậm. Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Chính phủ giải trình thế nào?

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ cho biết tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 bằng khoảng 2 lần so với giai đoạn 2006-2010, trong đó chi đầu tư phát triển bằng khoảng 1,7 lần, chi trả nợ bằng khoảng 1,83 lần, chi thường xuyên bằng khoảng 2,53 lần.

“Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, các nhiệm vụ chi được cơ cấu lại, ưu tiên cho bảo đảm an sinh xã hội, phát triển con người và thực hiện các nghĩa vụ trả nợ”, báo cáo của Chính phủ khẳng định.

Trong tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015, chi thường xuyên chiếm khoảng 64-65% (giai đoạn 2006-2010 chiếm 55,2%) chủ yếu là tăng chi cho con người, bao gồm cả chi tiền lương và an sinh xã hội; chi đầu tư phát triển giảm mạnh so với các giai đoạn trước từ 30,6% NSNN (giai đoạn 2001-2005) xuống 28,2% (giai đoạn 2006-2010) và còn khoảng 23,6% (giai đoạn 2011-2015).

Chính phủ cho biết, cân đối NSNN giai đoạn 2011-2015 gặp nhiều khó khăn do tác động không thuận từ kinh tế thế giới và trong nước, ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN, trong khi nhu cầu chi tăng lớn, dẫn đến bội chi NSNN cao hơn mức Quốc hội cho phép.

Đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ công so với GDP khoảng 62,2%, nợ Chính phủ là 50,3%, nợ nước ngoài của quốc gia là 43,1% .

Tư Hoàng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Thuế, hải quan được chi gần 4% tổng thu ngân sách (25/03/2016)

>   Hết vốn ODA, cơ chế cấp phát ngân sách sẽ thay đổi (23/03/2016)

>   Không giảm thuế quá sâu với dòng xe ô tô dưới 2.0 (23/03/2016)

>   Gần 5.000 dòng thuế nhập khẩu sắp về 0% (23/03/2016)

>   Thuế nào cho Vàng Bồng Miêu và Vàng Phước Sơn? (22/03/2016)

>   Có thể giảm bội chi từ 6,11% xuống còn 4%? (21/03/2016)

>   Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ (19/03/2016)

>   Thuế xăng dầu: Bộ Tài chính vẫn đẩy phần thiệt về người dùng (19/03/2016)

>   Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Đề nghị hoãn thi hành (17/03/2016)

>   Hoàn thuế nói vậy nhưng không phải vậy (16/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật