Thứ Tư, 23/03/2016 21:22

Hết vốn ODA, cơ chế cấp phát ngân sách sẽ thay đổi

Đến tháng 7-2017, Việt Nam có thể không còn được vay vốn ODA với lãi suất cực thấp. Như thế, tình trạng cấp phát ngân sách qua các khoản ODA sẽ phải dừng hoặc chuyển sang hình thức khác cho phù hợp.

Nhà nước sẽ chỉ tập trung vốn ODA lãi suất thấp vào các dự án trọng điểm quốc gia. Các địa phương muốn vay lại vốn phải chịu lãi suất cao và trách nhiệm rõ ràng hơn trước. Ảnh:TL

Khi hết vốn rẻ

Bộ Tài chính đã chính thức thông tin về những cải cách trong quản lý, sử dụng vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA). Sở dĩ Bộ Tài chính phải công bố rộng rãi những cải cách trong điều kiện vay vốn này bởi từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi từ các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm đi rõ rệt.

Việt Nam sẽ không được vay theo điều kiện ODA mà chủ yếu chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi, vay theo điều kiện thị trường từ tháng 7-2017.

Mặt khác, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) 2015, có hiệu lực thi hành từ năm 2017, đã chính thức quy định ngân sách địa phương được phép bội chi, tức là xác lập quyền vay nợ và nghĩa vụ trả nợ của địa phương. Như vậy, những điều kiện vay vốn và tiếp nhận vốn đã có những thay đổi rất mạnh. Việc cải cách, quản lý và sử dụng vốn vay trong thời gian tới buộc phải thay đổi theo, thay cho hình thức cấp phát ngân sách như trước.

Giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay vốn ODA từ các nhà tài trợ lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… thường kéo dài khoảng 30-40 năm với chi phí vay khoảng 0,7 đến 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn. Giai đoạn từ 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn 10 đến 25 năm, tùy từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn vay ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp. Trong khi đó các nguồn vốn ODA đang được giải ngân hiện nay có tới 92,2% là vốn ngân sách cấp phát ( 92,2% tính ra khoảng gần 14 tỉ đô la tính đến thời điểm này, theo Bộ Tài chính).

Việc thay đổi hình thức vay  vốn, tách rõ quyền vay và nghĩa vụ trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là rất cấp thiết, để hạn chế tốc độ gia tăng chóng mặt của nợ công. Vì dự kiến đến năm 2020, dư nợ công không quá 65% GDP, trong đó dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Trong khi đó, các chỉ tiêu về dư nợ hiện đã chạm trần, và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong vài năm tới (bao gồm cả gốc lẫn lãi) có thể vượt ngưỡng cho phép. Nếu không điều chỉnh cách thức quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ngân sách sẽ không chịu nổi.

Đến hiệu quả đồng vốn

Để tách rõ quyền vay và nghĩa vụ trả nợ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, Bộ Tài chính phân định, tới đây Nhà nước chỉ tập trung vốn ODA vào những dự án then chốt, các dự án công trình trọng điểm. Các địa phương có tiềm lực tài chính tốt, có khả năng vay và trả nợ thì sẽ được vay tỉ lệ nhiều hơn so với các địa phương nhận trợ cấp từ trung ương.

Cụ thể, tỉ lệ cho vay lại vốn ODA dự kiến chia làm 5 nhóm. Ba nhóm thuộc các tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương (tùy theo mức độ trợ cấp) và 2 nhóm đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương.

Xem tiếp tại đây...

Lan Nhi

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Không giảm thuế quá sâu với dòng xe ô tô dưới 2.0 (23/03/2016)

>   Gần 5.000 dòng thuế nhập khẩu sắp về 0% (23/03/2016)

>   Thuế nào cho Vàng Bồng Miêu và Vàng Phước Sơn? (22/03/2016)

>   Có thể giảm bội chi từ 6,11% xuống còn 4%? (21/03/2016)

>   Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ (19/03/2016)

>   Thuế xăng dầu: Bộ Tài chính vẫn đẩy phần thiệt về người dùng (19/03/2016)

>   Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Đề nghị hoãn thi hành (17/03/2016)

>   Hoàn thuế nói vậy nhưng không phải vậy (16/03/2016)

>   Bộ Tài chính thực hiện lời hứa, nới khâu hoàn thuế cho doanh nghiệp (15/03/2016)

>   Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng gần 4 lần (14/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật