Thứ Hai, 21/03/2016 17:56

Có thể giảm bội chi từ 6,11% xuống còn 4%?

Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 thực tế là 6,11% GDP, cao hơn mức dự toán 5%, và tỷ trọng này đã liên tục tăng trong những năm qua. Tuy nhiên, Chính phủ đã đề ra mục tiêu giảm bội chi ngân sách bình quân 5 năm tới xuống còn 4%.

Dự án xây dựng sân bay mới Long Thành nhằm giảm áp lực cho các sân bay hiện có sẽ phải huy động tổng vốn đầu tư đến 5,7 tỉ đô la. Trong khi đó, huy động vốn trái phiếu dài hạn để giảm áp lực lại khó khăn. Ảnh:TL

Tại Báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 và 5 năm (2011-2015) được công bố hôm nay, 21-3, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 (kỳ họp Quốc hội cuối cùng của khóa 13), Chính phủ nhận định: “Cân đối NSNN còn khó khăn… bội chi ngân sách còn cao, chưa đạt mục tiêu 4,5% GDP”.

Mục tiêu bội chi 4,5% GDP mà Chính phủ đề cập là mức bội chi bình quân cho kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã được Quốc hội thông qua trước đó. Tuy nhiên, trong thực tế mức bội chi bình quân 5 năm qua là 5,63% GDP.

Hằng năm, Chính phủ đều trình Quốc hội chấp thuận bội chi một số năm ở mức cao để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển; cụ thể, năm 2011 mức bội chi kế hoạch (Chính phủ trình Quốc hội) là 4,4% GDP, năm 2012 là 5,4% GDP, năm 2013 là 6,6% GDP, năm 2014 là 5,3% GDP, và năm 2015 là 5,71% GDP kế hoạch. Trong các năm kể trên, năm gần nhất 2015 bội chi thực tế vẫn còn ở mức rất cao, 6,11%, vượt xa mức 5,71% đề ra trong kế hoạch.

Một trong số các nguyên nhân quan trọng dẫn đến bội chi tăng cao, (không tính lý do giải ngân vốn ODA tăng mạnh) là do tốc độ tăng chi cao hơn nhiều so với tốc độ tăng thu, dẫn đến cân đối ngân sách khó khăn, như nhận định của Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội.

Ủy ban này cho rằng, mặt tích cực trong cân đối ngân sách những năm gần đây là giảm những khoản nợ của ngân sách (như nợ quỹ hoàn thuế đã được xử lý dứt điểm, nợ cấp bù lãi suất và phí quản lý của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội đã được giảm. Các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản được xử lý theo lộ trình).

Trên cái nền chính sách còn nhiều vấn đề, Chính phủ lại đề ra mức bội chi ngân sách bình quân cho giai đoạn 2016 - 2020 là 4% GDP. Mức bình quân mục tiêu 4,5% GDP của 5 năm trước không đạt được, mà lại tăng lên mức 5,63% GDP, nay lại giảm xuống mục tiêu 4% GDP là một thách thức lớn.

Làm thế nào để đạt được mục tiêu này trong khi dự báo thu ngân sách 5 năm tới có rất nhiều rủi ro trước những biến động: tăng trường GDP có thể không đạt như dự kiến: giá dầu thô giảm; sản lượng khai thác dầu thô ngày một giảm dần; tiến độ sản xuất thương mại của các nhà máy lọc dầu, cơ chế tài chính ưu đãi đối với các nhà máy lọc dầu đang “rút ruột” ngân sách để bù đắp...

Ngoài ra các hiệp định thương mại tự do đang thực hiện và dự kiến có hiệu lực trong giai đoạn 2016-2020 sẽ tác động đến thuế suất, sự thay đổi cơ cấu mặt hàng, thị trường xuất khẩu. Mặt khác, khả năng thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu của Bộ Tài chính còn chậm và có độ trễ .

Chỉ khi nào trả lời được những câu hỏi này bằng kế hoạch cụ thể, chi tiết và có tính dài hơi, việc đưa chỉ tiêu bội chi ngân sách bình quân 5 năm tới xuống 4% may ra mới có thể đạt được.

Lan Nhi

tbktsg

Các tin tức khác

>   Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ (19/03/2016)

>   Thuế xăng dầu: Bộ Tài chính vẫn đẩy phần thiệt về người dùng (19/03/2016)

>   Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Đề nghị hoãn thi hành (17/03/2016)

>   Hoàn thuế nói vậy nhưng không phải vậy (16/03/2016)

>   Bộ Tài chính thực hiện lời hứa, nới khâu hoàn thuế cho doanh nghiệp (15/03/2016)

>   Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng gần 4 lần (14/03/2016)

>   Áp thuế tự vệ đối với bột ngọt nhập khẩu (14/03/2016)

>   Thu thuế cũng phải thu phục lòng dân (14/03/2016)

>   Bộ Tài chính tính tăng gấp 3 thuế môn bài (14/03/2016)

>   Sửa quy định về hoàn thuế cho doanh nghiệp trước ngày 15/3 (13/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật