Thứ Ba, 08/03/2016 21:59

Dự thảo Điều lệ tổ chức, hoạt động của PVN

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là tổ hợp doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (doanh nghiệp cấp I); các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo; doanh nghiệp thành viên Tập đoàn và doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn.

PVN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. PVN có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của PVN

Theo dự thảo, PVN tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; tổ chức công tác điều tra cơ bản và tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, công nghiệp khí, công nghiệp điện, chế biến dầu khí, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác.

Đồng thời, trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế.

Bên cạnh đó, PVN đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn của PVN tại công ty con, công ty liên kết và thực hiện quyền và nghĩa vụ của PVN theo hợp đồng liên kết đối với công ty liên kết mà PVN không góp vốn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn; thực hiện những công việc khác mà Nhà nước giao cho PVN.

Ngành, nghề kinh doanh

Theo dự thảo, ngành, nghề kinh doanh chính của PVN là: Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than các dạng hydrocarbon phi truyền thống, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí; sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu; đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón và các sản phẩm từ chế biến dầu khí; kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước; tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ các lĩnh vực kinh doanh chính của PVN; thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, PVN thực hiện các ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính như: Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí; đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo; đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động; triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch”.

Vốn điều lệ của PVN tại thời điểm 31/12/2015 là: 301.400 tỷ đồng.

Dự thảo nêu rõ, Nhà nước là chủ sở hữu của PVN. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với PVN.

Cơ cấu tổ chức quản lý PVN

Theo dự thảo, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của PVN gồm: Hội đồng thành viên; Ban Kiểm soát; Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng; Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ.

Hội đồng thành viên PVN có 7 thành viên, làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ chức danh Tổng Giám đốc kiêm nhiệm Thành viên Hội đồng Thành viên). Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên là 5 năm.

Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của PVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên PVN, phù hợp với Điều lệ; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên PVN và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Theo dự thảo, người lao động tham gia quản lý PVN thông qua các hình thức và tổ chức sau: Hội nghị Người lao động; đối thoại tại nơi làm việc; tổ chức Công đoàn PVN và thực hiện quyền kiến nghi, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Chi tiết dự thảo

681-Du thao dieu le PVN.doc

Các tin tức khác

>   Việt Nam có thể là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở ASEAN (08/03/2016)

>   Tháng 2-2016 tiêu thụ ô tô sụt giảm một nửa (08/03/2016)

>   Doanh nghiệp gỗ còn yếu về vốn và tiếp cận thị trường (08/03/2016)

>   Dệt may cần đổi mới để hội nhập hiệu quả (08/03/2016)

>   Thổ Nhĩ Kỳ "tha" hơn 1 tỷ USD sản phẩm di động nhập từ Việt Nam (08/03/2016)

>   Cá tra vẫn mờ mịt lối ra (08/03/2016)

>   Bộ GTVT nói gì về hiện tượng 'phú quý giật lùi' ở hãng hàng không mới VASCO? (08/03/2016)

>   ĐH Hùng Vương cho nghỉ toàn bộ giảng viên (08/03/2016)

>   Đến lượt Bộ NN&PTNT “cầu cứu” doanh nghiệp mua sữa bò (07/03/2016)

>   Kích cầu du lịch: Cần cả cung lẫn cầu (07/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật