Thứ Tư, 27/01/2016 07:56

Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục gia hạn tạm nhập tái xuất

Bộ Công Thương vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gia hạn việc thực hiện tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua điểm thông quan Co Sa (Lạng Sơn), Pò Peo (Cao Bằng), Bản Vược (Lào Cai), và Ka Long (Quảng Ninh), với thời gian thực hiện thí điểm đến hết 31-12-2016.

Hàng tiểu ngạch qua biên mậu - Ảnh TL

Bộ kiến nghị giao các UBND Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, điều phối các lực lượng chức năng trên địa bàn quản lý chặt chẽ hàng hóa tạm nhập qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định hiện hành.

Kiến nghị của bộ này đưa ra nhằm tháo gỡ một số vướng mắc hiện nay trong việc tạm nhập tái xuất tại các cửa khẩu này.

Công văn của Sở Công Thương Quảng Ninh gửi về bộ cho biết, việc quy định cứng mỗi tỉnh chỉ được thực hiện thí điểm qua một cửa khẩu chưa thực sự mang lại sự linh hoạt, thuận lợi cho các doanh nghiệp do tính đặc thù của chính sách quản lý biên mậu phía Trung Quốc.

Công văn này cho rằng, việc giới hạn mặt hàng và cửa khẩu thực hiện cơ chế thí điểm tại Quyết định số 7948/QĐ-BCT ngày 4-8-2015 của Bộ Công Thương cũng đã làm hạn chế khả năng giao dịch, thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.

Trong công văn gửi Chính phủ, Bộ Công Thương nhận xét, việc thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại các tỉnh.

Tại điểm thông quan Co Sa (Lạng Sơn), lượng hàng hóa tạm nhập để tái xuất qua điểm thông quan Co Sa năm 2015 là 130.000 tấn, trị giá hàng hóa 145 triệu đô la Mỹ, thu ngân sách tỉnh đạt trên 46 tỷ đồng tính đến đầu tháng 12-2015.

Tại cửa khẩu Bản Vược (Lào Cai) tính từ tháng 8/2015 đến thời điểm báo cáo có 6/11 doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện thí điểm thực hiện tạm nhập 18.056 tấn hợp kim, giá trị khoảng 18,4 triệu đô la Mỹ.

Tại cửa khẩu phụ Ka Long (Quảng Ninh)  mới chỉ có 1 doanh nghiệp mở 1 tờ khai tạm nhập tái xuất là công ty TNHH MTV Thương mại và nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long với mặt hàng Antimon dạng thỏi (hàng mới 100% do Trung Quốc sản xuất), số lượng 43 tấn, trị giá 107.500 đô la Mỹ.

tbktsg

Các tin tức khác

>   Vị thế kinh tế Việt Nam ngày càng hấp dẫn doanh nghiệp Ấn Độ (26/01/2016)

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản: Trông chờ ở... kép phụ (26/01/2016)

>   Việt Nam, Nga và Belarus sẽ sớm hợp tác sản xuất ô tô (26/01/2016)

>   Doanh nghiệp cầu cứu bộ trưởng Thăng không mở rộng vùng nước cảng biển (26/01/2016)

>   Vì đâu nông dân cũng không muốn làm nông dân? (26/01/2016)

>   Đợt thoái vốn lớn nhất tại các doanh nghiệp giao thông (25/01/2016)

>   Tập đoàn SCG của Thái Lan tăng cường đầu tư tại Việt Nam (25/01/2016)

>   Trung Quốc giúp xây đường sắt: Việt Nam có đủ tỉnh táo? (25/01/2016)

>   Bệnh viện hàng đầu Thái Lan xem xét mở rộng thị trường tại Việt Nam (25/01/2016)

>   Hàng loạt dự án nông nghiệp “đội vốn” đầu tư (25/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật