Thứ Hai, 25/01/2016 08:47

Trung Quốc giúp xây đường sắt: Việt Nam có đủ tỉnh táo?

"Các dự án cần phải được thẩm định và đánh giá một cách khách quan, khoa học và độc lập, nếu dự án có hiệu quả kinh tế thì ủng hộ".

Phải được đánh giá và thẩm định một cách khách quan, độc lập

PV: - Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội. Trước đó, VN cũng đã đồng ý tiếp nhận 10 triệu nhân dân tệ do Trung Quốc tài trợ để nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Ông nhìn nhận và đánh giá ra sao về việc Trung Quốc muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt? Đây có phải là một cơ hội tốt cho Việt Nam hay không khi ngành đường sắt đang được đánh giá có tốc độ phát triển chậm và lạc hậu?

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Nói đến quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhiều người thường sẽ rất e ngại. Điều này cũng có cơ sở của nó chứ không phải tự nhiên mà như vậy. Đặc biệt khi vấn đề căng thẳng Biển Đông đang trở thành tâm điểm thử thách quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì những vấn đề hợp tác về kinh tế như vậy luôn cần được dè chừng.

Việc một số đơn vị, tổ chức của Trung Quốc đề xuất xây dựng các tuyến đường sắt ở Việt Nam cần được nhìn nhận trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Trước hết là nhìn ở góc độ Trung Quốc, trên cả phương diện chính trị lẫn kinh tế.

Về phương diện chính trị, Trung Quốc muốn tăng tầm ảnh hưởng của họ đối với các nước trên thế giới, trong đó không thể không bao gồm các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.

Nếu nhìn vào lịch sử hàng trăm năm trước đây, các nước tư bản như Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, v.v… sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, họ cũng bắt đầu gia tăng tầm ảnh hưởng về phương diện chính trị đối với nhiều nước khác.

Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ khi quốc gia này cũng đạt được những kỳ tích tăng trưởng cao trong hơn 3 thập niên liền vừa qua.

Trên phương diện kinh tế, là một nước thặng dư tiết kiệm lớn, trong khi nhu cầu đầu tư của Trung Quốc đã đạt đến mức bảo hòa, thậm chí trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc bắt đầu chững lại và thậm chí đi xuống thì làn sóng đầu tư ra bên ngoài bắt đầu nổi lên như một cứu cánh của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng hệ thống đường sắt, phải hết sức tỉnh táo

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nước khởi xướng cho sự ra đời của ngân hàng AIIB nhằm giảm sự ảnh hưởng của các định chế tài chính quốc tế lớn mà từ trước đến nay do các nước phương Tây (đối với Ngân hàng Thế giới - WB) và Nhật Bản (Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB) chi phối.

Việc các nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của họ trong các dự án cơ sở hạ tầng nói chung, dự án đường sắt nói riêng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước đang phát triển khác chắc chắn không nằm ngoài kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, là một nước đang phát triển, có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, trong khi tỷ lệ tiết kiệm thấp không đủ tài trợ thì việc tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài là điều đương nhiên. Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam cũng cần phải được nhìn nhận trên cả hai phương diện chính trị và kinh tế, đặc biệt đối với Trung Quốc.

Thứ nhất, trên phương diện kinh tế, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung hay đường sắt nói riêng có thể mang đến lợi ích chung cho cả Việt Nam lẫn các đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này chỉ có được nếu chỉ nhìn nhận thuần túy trên quan điểm kinh tế.

Trong khi, Việt Nam đang có nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án này không chỉ giúp bổ sung nguồn vốn đầu tư xã hội mà còn tạo ra tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhờ đó sẽ giúp cải thiện được hiệu quả của dự án đáng kể.

Tuy nhiên, điều này cần phải được đánh giá và thẩm định một cách khách quan và độc lập dựa trên hiệu quả kinh tế của dự án.

Nguyên tắc thẩm định đối với một dự án đầu tư công là phải dựa trên hiệu quả kinh tế chứ không phải hiệu quả tài chính. Tức là dự án chỉ được thực hiện khi có hiệu quả kinh tế. Nếu dự án có hiệu quả kinh tế đồng thời cũng có hiệu quả tài chính thì tư nhân sẽ tự có động cơ để đề xuất thực hiện.

Ngược lại nếu dự án có hiệu quả kinh tế mà không có hiệu quả tài chính thì tư nhân sẽ không thực hiện, khi đó nhà nước có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích để tư nhân thực hiện như ưu đãi thuế, ban hành một số hình thức trợ cấp khác.

Đất việt

Các tin tức khác

>   Bệnh viện hàng đầu Thái Lan xem xét mở rộng thị trường tại Việt Nam (25/01/2016)

>   Hàng loạt dự án nông nghiệp “đội vốn” đầu tư (25/01/2016)

>   Phân bổ chi phí các dự án thăm dò dầu khí không thành công năm 2014 của PVN (22/01/2016)

>   Giá dầu giảm mạnh, PVN vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận 2015 (22/01/2016)

>   Bia lon Habeco bị sửa ngày sản xuất, hạn dùng? (22/01/2016)

>   Nghi án “động trời” tại Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM (22/01/2016)

>   Một năm sóng gió nữa cho nông, thuỷ sản (21/01/2016)

>   TPP sẽ được ký tại New Zealand (21/01/2016)

>   Chuyển Bệnh viện Bưu điện về VNPT quản lý (21/01/2016)

>   Giá dầu giảm lại là may mắn cho Việt Nam (21/01/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật