Thứ Năm, 24/12/2015 17:21

NHNN sẽ thực hiện cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong 2016

Trong năm 2016, NHNN sẽ hoàn thiện và tiến tới việc thực hiện một cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, sẽ cân nhắc cả những yếu tố trong nước và quốc tế để giảm kỳ vọng, tâm lý găm giữ ngoại tệ và không có một xu hướng nào đó cho việc găm giữ ngoại tệ có thể ảnh hưởng đến công tác điều hành.

* Nợ xấu toàn hệ thống đến 30/11 là 2.72%

Đây là nhận định được Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đưa ra trong buổi họp báo thông báo kết quả tình hình hoạt động ngân hàng 2015 và triển vọng 2016 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng ngày 24/12 tại Hà Nội.

Họp báo Hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng 2015 và triển khai nhiệm vụ 2016 được NHNN tổ chức sáng ngày 24/12.

Sẽ thực hiện cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong năm 2016

Đánh giá về công tác điều hành tỷ giá, Phó Thống đốc cho rằng, hiện tại thị trường đang chịu tác động từ tâm lý là rất lớn. Liên quan đến hai sự kiện quốc tế gần đây, mặc dù quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc dừng gói nới lỏng định lượng QE3 và tăng lãi suất đã được thị trường dự đoán trước từ rất lâu nhưng đến thời điểm sự kiện này diễn ra thì tâm lý thị trường vẫn chịu tác động rất lớn. Đồng thời, việc đồng Nhân dân tệ được vào rổ SDR của IMF cũng tạo ra tác động không nhỏ. Thực tế khi đánh giá tác động của hai vấn đề này đối với tỷ giá trong ngắn hạn hầu như không đáng kể, trong khi triển vọng trong dài hạn cần phải đánh giá nhiều yếu tố khác nhưng tâm lý thị trường vẫn có biến động mạnh.

Trong giai đoạn những năm gần đây, NHNN đã giữ ổn định tỷ giá, lãi suất tiền gửi USD được điều chỉnh liên tục theo xu hướng giảm. Như tại thời điểm năm 2010 – 2011, lãi suất tiền gửi USD khi đó ở mức 5.5%/năm, nhưng cho đến hiện tại lãi suất tiền gửi USD dành cho tổ chức và cá nhân đều đã được điều chỉnh giảm về 0%/năm. Một vấn đề khác cần được nhắc tới là công tác điều hành lạm phát, duy trì lạm phát ở mức thấp đã góp phần nâng cao vị thế của VNĐ.

Rõ ràng hiện nay, việc nắm giữ VNĐ đang rất có giá. Lạm phát năm 2014 chỉ tăng 1.8%, lạm phát năm 2015 được dự báo chỉ tăng ở mức 1%, trong khi GDP Việt Nam có thể sẽ vượt qua con số 6.5% trong năm 2015” – bà Hồng nhận định.

Mặc dù các điều kiện như xuất siêu liên tục trong những tháng cuối năm 2015, kiều hối hay FDI tăng so với cùng kỳ năm trước… nhưng áp lực lên tỷ giá vẫn căng thẳng. Theo đó, bà Hồng cho biết, trong năm 2016, NHNN sẽ hoàn thiện và tiến tới việc thực hiện một cách thức điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, sẽ cân nhắc cả những yếu tố trong nước và quốc tế để giảm kỳ vọng, tâm lý găm giữ ngoại tệ và để không có một xu hướng nào đó cho việc găm giữ ngoại tệ có thể ảnh hưởng đến công tác điều hành.

Theo một báo cáo mới đây được CTCK Bảo Việt (BVS) công bố, BVS dự báo, với diễn biến yếu đi của đồng Nhân dân tệ có thể khiến áp lực giảm giá VNĐ đến sớm hơn dự tính (có thể ngay tháng 1/2016) nhằm đảm bảo sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam so với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Thách thức nào cho công tác điều hành của NHNN trong năm 2016?

Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2011 – 2015. Nhưng với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì hiện vẫn còn đang phải đối mặt với thách thức”.

Về thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục chịu thách thức và áp lực về nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phát triển các phân đoạn của thị trường tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, việc cân đối, xác định cơ cấu nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn vẫn đang là thách thức.

Đối với tình trạng đô la hóa. Mặc dù vị thế của VNĐ đã dần được nâng cao, tình trạng đô la hóa ngày càng giảm nhưng thị trường vẫn đang chịu tác động rất lớn từ tâm lý, kỳ vọng thị trường trước những diễn biến của kinh tế thế giới. Hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn huy động và cho vay bằng ngoại tệ, nên nếu vấn đề về tâm lý không được giải tỏa thì sẽ tạo áp lực, thách thức cho quản lý hệ thống.

Công tác điều hành lãi suất cũng là một thách thức đối với NHNN trong năm 2016, bởi yêu cầu phát hành trái phiếu trong năm tới rất cao, trong khi phần lớn lượng trái phiếu hiện đang nằm trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, mặc dù lạm phát kết thúc năm 2015 được dự báo chỉ ở ngưỡng 1% nhưng không phải vì vậy mà có thể chủ quan đối với năm 2016. Theo một nhận định từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát tại một số quốc gia đang giảm mạnh không phản ánh tình trạng giảm phát của nền kinh tế, do vậy IMF cho rằng các quốc gia cần thực hiện truyền thông chính xác về thông tin này nhằm tránh những đánh giá hay kỳ vọng sai lệch về lạm phát.

Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân của lạm phát 2015 thấp là do giá hàng hóa trên thế giới giảm mạnh, trong đó có giá dầu. Cuối năm 2015, giá dầu đã gần chạm đến mức đáy khi chỉ còn khoảng 35 USD/thùng, trong trường hợp giá dầu tăng trở lại sẽ tác động đến tình hình lạm phát 2016. Đồng thời, năm 2016 cũng là năm trong lộ trình thay đổi giá một số hàng hóa cho Nhà nước quản lý như giá điện, chi phí y tế... ./.

Các tin tức khác

>   Sacombank tuyển dụng hơn 450 nhân sự mới (24/12/2015)

>   Nợ xấu toàn hệ thống đến 30/11 là 2.72% (24/12/2015)

>   Hiểu hơn về gửi tiết kiệm ngân hàng (23/12/2015)

>   Hết thời đầu cơ ngoại tệ (23/12/2015)

>   Ngân hàng rực rỡ đón Noel (23/12/2015)

>   Cho vay bằng hồ sơ khống, Agribank thiệt hại 4.000 tỉ (23/12/2015)

>   Cuối năm, nhiều ngân hàng tăng lãi suất hút tiền huy động (23/12/2015)

>   “Gói 30.000 tỷ vẫn có thể về đích đúng hạn” (23/12/2015)

>   Căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng (23/12/2015)

>   Hà Nội: Tổng dư nợ cuối 2015 tăng trưởng 19.5% (23/12/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật