Thứ Ba, 10/11/2015 11:36

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Bộ TN&MT đang xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, trong đó bao gồm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

Theo phương án điều chỉnh, đến năm 2020 diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27 triệu ha, tăng 306 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội duyệt.

Đối với đất trồng lúa đến năm 2020, cả nước còn 3.76 triệu ha, điều chỉnh giảm thêm 52,000 ha so với Nghị quyết Quốc hội; đất chuyên trồng lúa nước là 3.13 triệu nghìn ha, điều chỉnh giảm thêm 92,950 ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Trong 3.76 triệu ha đất trồng lúa được giữ lại, có khoảng 400,000 ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết vẫn quay lại trồng lúa được và diện tích này vẫn thống kê vào diện tích đất trồng lúa, nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa. Theo tính toán của các chuyên gia, với diện tích này thì gieo trồng lúa hàng năm sẽ trên 7 triệu ha (hệ số sử dụng đất trồng lúa bình quân là 1,95 lần); với năng suất bình quân khoảng 60 tạ/ha/năm (Năng suất lúa bình quân cả nước năm 2010 là 53.4 tạ/ha, năm 2012 là 56.4 tạ/ha, năm 2014 là 57.6 tạ/ha) thì sản lượng lúa đạt 42 triệu tấn/năm, vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Bộ Chính trị.

Đối với đất rừng phòng hộ, đến năm 2020 đất rừng phòng hộ của cả nước là 4.6 triệu ha, chiếm 28.4% diện tích đất lâm nghiệp của cả nước, điều chỉnh giảm 1.22 triệu ha so với Nghị quyết Quốc hội (5.84 triệu ha), trong đó: chủ yếu chuyển sang rừng sản xuất (trên 1.10 triệu ha) nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, đồng thời vẫn giữ được chức năng phòng hộ.

Đối với đất rừng đặc dụng, đến năm 2020 cả nước có 176 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 2.46 triệu ha. Trong đó, có 2.36 triệu ha đất rừng đặc dụng, còn lại 103,440 ha mặt nước ven biển, núi đá và đất khác ngoài lâm nghiệp được quy hoạch vào hệ thống các khu rừng đặc dụng.

Đối với đất rừng sản xuất, đến năm 2020, diện tích đất rừng sản xuất là 9.27 triệu ha, điều chỉnh tăng 1.14 triệu ha.

Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2020 đất nuôi trồng thủy sản là 767,960 ha (chiếm 2.8% diện tích đất nông nghiệp), tăng 78,130 ha so với năm 2010.

Phương án Điều chỉnh, đến năm 2020 diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 4.78 triệu ha, giảm 100,080 ha so với Nghị quyết Quốc hội duyệt.

Đối với đất quốc phòng, đến năm 2020 là 340,960 ha, điều chỉnh giảm thêm 47,070 ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Đối với đất an ninh, đến năm 2020 là 71,140 ha, điều chỉnh giảm 10,700 ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Đối với đất khu công nghiệp, theo đề xuất của các địa phương đến năm 2020 là gần 203,000 ha, vượt so với chỉ tiêu Quốc hội cho phép 2,940 ha. Trong đó, có một số địa phương đề xuất tăng như Bình Dương tăng 15,050 ha so với năm 2010; Nghệ An tăng 6,660 ha; Hưng Yên tăng 2,570 ha…

Sau khi cân đối giữa kết quả thực hiện, nhu cầu của các địa phương và kết quả rà soát, điều chỉnh các khu công nghiệp trong cả nước theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đề xuất đến năm 2020 đất khu công nghiệp là 189,500 ha (điều chỉnh giảm 10,510 ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt) với tổng số 549 khu công nghiệp, khu chế xuất, gồm: 464 khu công nghiệp ngoài khu kinh tế với quy mô diện tích là 140,230 ha, chiếm 74% diện tích đất khu công nghiệp; 85 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu với quy mô diện tích là 49,270 ha, chiếm 26% diện tích đất khu công nghiệp.

Đối với đất phát triển hạ tầng, đến năm 2020 đất phát triển hạ tầng là 1.56 triệu ha, giảm 17,030 ha so với Quốc hội đề ra. Phương án điều chỉnh đối với một số loại đất phát triển hạ tầng như sau: Đất cơ sở văn hoá: đến năm 2020 có 27,820 ha, tăng thêm 7,390 ha so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra; Đất cơ sở y tế đến năm 2020 có 10,980 ha, tăng 910 ha; Đất cơ sở giáo dục - đào tạo đến năm 2020 đất có 68,480 ha, điều chỉnh giảm 13,310 ha; Đất cơ sở thể dục - thể thao đến năm 2020 có 46,810 ha, tăng 2,050 ha. Trong số 46,810 ha đất cơ sở thể dục - thể thao có 10,980 ha thuộc 96 sân golf.

Đối với đất di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh, đến năm 2020 là 35,190 ha,  tăng 7,470 ha so với Quốc hội đề ra.

Đối với đất bãi thải, xử lý chất thải, đến năm 2020 đất bãi thải, xử lý chất thải có 21,910 ha, so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt là điều chỉnh tăng 970 ha.

Qua đó, gia đoạn 2016-2020, tập trung đầu tư cải tạo, khai thác thác đưa vào sử dụng 977,640 ha đất chưa sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp; đến năm 2020 diện tích đất chưa sử dụng của cả nước còn 1.31 triệu ha, so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt là 1.48 triệu ha thì đất chưa sử dụng sẽ giảm thêm là 172,920 ha.

Thiên Minh

Các tin tức khác

>   2 dự án metro tại TPHCM đội vốn hơn 2 tỉ USD (10/11/2015)

>   Giá nhà ở khu vực trung tâm London giảm mạnh nhất từ giữa năm 2010 (10/11/2015)

>   TPHCM đổi 3 khu đất lấy dự án chống ngập (10/11/2015)

>   KDH: Lãi quý 3 hơn 70 tỷ, tồn kho tăng thêm gần 1,200 tỷ đồng (09/11/2015)

>   ASM khởi công xây dựng Khu nghỉ mát Sao Mai Resort Phú Quốc (09/11/2015)

>   Nhà đất đón đầu dòng vốn ngoại (09/11/2015)

>   BID Việt Nam, HANHUD hợp tác triển khai dự án BIDHome Golden South (09/11/2015)

>   Bất động sản tại Anh sẽ ra sao trong 5 năm tới? (06/11/2015)

>   NDX: Tạm ứng cổ tức 9% năm 2015 bằng tiền (06/11/2015)

>   “Tuần lễ vàng an cư và đầu tư” tại First Home Premium Bình Dương (05/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật