Thứ Tư, 07/10/2015 09:20

“Việt Nam ít chịu tác động từ giá hàng hóa cơ bản lao dốc”

Việt Nam và Philippines sẽ được hưởng thành quả từ việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, theo Bloomberg.

 

Quả cà phê chín được thu hoạch ở một trang trại thuộc Java, Indonesia - Ảnh: Bloomberg.

Việt Nam và Philippines sẽ được hưởng thành quả từ việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá hàng hóa cơ bản lao dốc - Bloomberg nhận định.

Cũng theo hãng tin này, trái lại, việc Indonesia và Malaysia không đa dạng hóa được hàng xuất khẩu đang đặt ra nguy cơ cho triển vọng kinh tế châu Á năm 2016.

Cách đây 2 thập niên, hàng hóa cơ bản chiếm khoảng 50% hàng xuất khẩu của cả Việt Nam và Indonesia. Đến năm 2014, Việt Nam đã giảm tỷ lệ này xuống còn chưa đầy 30%, trong khi hàng hóa cơ bản vẫn chiếm khoảng 60% xuất khẩu của Indonesia. Đối với Philippines, một nước nhập khẩu ròng hàng hóa cơ bản, tỷ lệ này trong năm ngoái vào khoảng 20%.

Việt Nam đã giảm phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử, điện thoại di động, hàng dệt may và giày dép thông qua mở rộng mạng lưới sản xuất, theo Bloomberg.

Giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu, từ giá dầu thô tới giá đồng và giá than đã giảm mạnh do nhu cầu của Trung Quốc giảm sút khi nền kinh tế nước này giảm tốc.

Theo một báo cáo của ngân hàng HSBC, hiện tượng thời tiết El Nino làm mùa đông ấm hơn ở khu vực Bắc Mỹ có thể sẽ giữ giá dầu và khí đốt ở mức thấp, gây áp lực đối với kim ngạch xuất khẩu của Malaysia và Indonesia.

“Tình hình thị trường hàng hóa cơ bản sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế cho tới hết năm 2016”, báo cáo của HSBC có đoạn viết. “Philippines sẽ hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Việt Nam sẽ vững vàng. Chúng tôi tiếp tục nhận thấy rủi ro cao nhất đối với Indonesia, nơi tác động đối với nền kinh tế và tiêu dùng đến nay vẫn còn chưa được cảm nhận hết”.

Tháng trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP của Việt Nam và Philippines sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm nay và năm tới, mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, ADB dự báo kinh tế Indonesia tăng 5,4% và kinh tế Malaysia tăng 4,9%.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2014 là 2.052 USD/người, so với mức 3.492 USD/người của Indonesia.

Diệp Vũ

vneconomy

Các tin tức khác

>   Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 (07/10/2015)

>   TPP mang đến cơ hội chưa từng có cho doanh nghiệp trẻ (07/10/2015)

>   Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp (06/10/2015)

>   Cán cân thương mại VN với các quốc gia thành viên TPP (06/10/2015)

>   Đổi mới công ty nông lâm quốc doanh: Nguy cơ “bình mới, rượu cũ” (06/10/2015)

>   TP.HCM: Đề xuất đầu tư hơn 120 tỷ đồng cho vận tải đường thủy nội địa (06/10/2015)

>   Các nội dung quan trọng của Hiệp định TPP  (06/10/2015)

>   Doanh nghiệp vẫn bị làm khó trong làm ăn (06/10/2015)

>   Những câu chuyện "Châu chấu đá xe" (06/10/2015)

>   2 vấn đề lớn cần giải quyết của "đầu tàu kinh tế" TP.HCM (06/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật