Thứ Hai, 26/10/2015 09:25

Quản lý sử dụng vốn, tài sản tại DNNN: Vẫn chưa có giải pháp căn bản

Việc siết chặt quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) về mặt luật pháp đôi khi chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ, trong khi trên thực tế nó lại triệt tiêu động cơ khuyến khích người quản lý DNNN làm tốt hơn. Bởi lẽ, các quy định được thiết kế phần lớn như những rào chắn bảo đảm an toàn về trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước và Nghị định 91 được nêu dưới đây là một ví dụ.

Trên cơ sở Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại  DNNN hoặc doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Đã có hy vọng rằng tình hình quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được cải thiện mạnh, tránh được tình trạng thua lỗ, mất vốn... Vấn đề có lẽ không đơn giản, một chiều như vậy.

Luật chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ

Nhìn chung, điểm yếu cố hữu của các DNNN là hoạt động không hiệu quả (thua lỗ, mất vốn, nợ nần lớn...) và nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do “đồng tiền không đi liền với khúc ruột”, tức là người trên danh nghĩa là chủ sở hữu (toàn dân) của DNNN trên thực tế lại không có quyền gì để biết điều gì đang xảy ra với DNNN, không có quyền lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm ban quản lý DNNN. Những công việc này được người đại diện cho toàn dân là Nhà nước, cụ thể hơn, là các cơ quan chủ quản của DNNN đảm nhiệm. Nhưng bản thân những người đại diện toàn dân này cũng chỉ là người đại diện trên danh nghĩa, không có quyền lợi gắn chặt với hoạt động của DNNN nên các DNNN hoạt động có yếu kém đến đâu thì cũng không mấy ảnh hưởng đến vị trí và quyền lợi của họ, và cũng vì vậy mà họ sẽ không vật vã ngày đêm tìm cách vực dậy các DNNN yếu kém đó như với trường hợp của các ông chủ tư nhân.

Giải pháp căn bản là phải gắn chặt được trách nhiệm và quyền lợi của người đại diện chủ sở hữu DNNN với tình hình hoạt động của DNNN như trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cổ đông với doanh nghiệp cổ phần và ban lãnh đạo của nó.

Trước áp lực ngày càng tăng của người dân - người chủ thực sự nhưng yếu thế của các DNNN, Nhà nước đã phải ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo hướng siết chặt trách nhiệm của các cơ quan hữu quan cũng như sự tự tung tự tác của cán bộ quản lý DNNN để giảm thiểu khả năng sử dụng không hiệu quả, làm thất thoát vốn nhà nước tại các DNNN này.

Nghị định 91 nhấn mạnh rằng DNNN tự chịu rủi ro và trách nhiệm trước pháp luật về vay, sử dụng và trả nợ vốn vay. Nhà nước không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ do DNNN trực tiếp vay, trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Điều này là cần thiết để tránh gặp lại những “quả đắng” như Vinashin khi Nhà nước phải đứng ra trả nợ thay doanh nghiệp này, kể cả những khoản vay nợ không có bảo lãnh. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không dễ thực hiện.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nói về lý do tại sao không để Vinashin phá sản đã phải thừa nhận rằng Vinashin là tập đoàn 100% vốn Nhà nước, nếu cho phá sản thì Nhà nước cũng phải trả nợ thay cho Vinashin, vừa mất tiền, mất uy tín, chỉ số tín nhiệm thấp và đặc biệt là hàng ngàn gia đình không ổn định cuộc sống (Phó thủ tướng trả lời chất vấn của Quốc hội hồi tháng 6-2013). Tương tự như vậy, với các DNNN khác khi gặp khó khăn, trên bờ vực phá sản, chắc chắn Nhà nước sẽ phải rất đắn đo khi quyết định không trả nợ thay cho họ, dù đã có quy định rõ ràng như vậy.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp FDI chi phối thị trường thức ăn thủy sản: Lỗi quản lý? (26/10/2015)

>   Ngành than Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP (26/10/2015)

>   6 nghề du lịch được dịch chuyển tự do trong ASEAN (25/10/2015)

>   Khoán xe công và chia sẻ của một người trong cuộc (25/10/2015)

>   Phó Thủ tướng làm rõ đề xuất phát hành 3 tỉ USD trái phiếu (26/10/2015)

>   Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới? (25/10/2015)

>   Lập báo cáo khả thi giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành: Không có lựa chọn hoàn hảo (24/10/2015)

>   Khai thác khoáng sản đang đẩy người dân vào bước đường cùng (24/10/2015)

>   Bộ KH&ĐT phải "vẽ ra thật rõ đường đi cải cách" (23/10/2015)

>   Các nhà mạng thừa nhận làm 3G chưa thành công (23/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật