Thứ Năm, 29/10/2015 13:00

Khối lượng giao dịch đi xuống có đáng lo?

Giới đầu tư đang cảm thấy lo ngại khi khối lượng giao dịch đang có dấu hiệu yếu đi trong những tuần gần đây. Vậy dưới góc độ phân tích kỹ thuật thì tín hiệu này có đáng lo hay không?

Tầm quan trọng của phân tích khối lượng

Phân tích khối lượng giao dịch vẫn luôn được đánh giá cao bên cạnh việc phân tích chu kỳ, phân tích mẫu hình, sóng Elliott... Đây là dạng phân tích khá hiệu quả mà những người mới tìm hiểu về phân tích kỹ thuật cũng như các nhà phân tích chuyên nghiệp đều thường xuyên sử dụng.

Khối lượng chính là động lực tạo ra sự dịch chuyển của giá và thường thay đổi trước khi có sự thay đổi đáng kể của giá. Điều này là do sự thay đổi trong tương quan cung và cầu thường xuất hiện ở khối lượng trước khi có thay đổi về giá.

Khối lượng giao dịch đi xuống có đáng lo?

Nếu khối lượng tăng trưởng từ từ cùng với giá thì sẽ là sự hỗ trợ hiệu quả cho đà tăng trưởng và cho thấy lực cầu đang khá dồi dào. Tuy nhiên, nếu khối lượng duy trì ở mức thấp và trung bình thì có phải lúc nào cũng xấu hay không?

Do VN-Index đang ở trong xu hướng tăng ngắn hạn cũng như dài hạn nên giai đoạn khối lượng thấp như hiện nay có thể đánh dấu một giai đoạn đi ngang (sideways) tạm thời của thị trường để tích lũy cho một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Một số tín hiệu cần lưu ý

Nhóm MA dài hạn có thể bị phá vỡ trở lại. Trong đợt tăng trưởng mạnh vào đầu tháng 10/2015, VN-Index đã vượt lên trên và phá vỡ nhóm MA dài hạn (SMA 100, SMA 200). Điều này đã làm đảo ngược đà giảm dài hạn và rủi ro giảm sâu được hạn chế.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa nhóm MA dài hạn (vùng 578-590 điểm) là không lớn nên rủi ro phá vỡ trở lại nhóm này là khá cao.

Phân kỳ giá xuống ba đoạn đang hình thành. Tín hiệu phân kỳ ba đoạn xuất hiện giữa Stochastic Oscillator, khối lượng và VN-Index. Đây là dạng phân kỳ mạnh và có độ tin cậy cao trong quá khứ.

Vì vậy, nhà đầu tư cần thận trọng nếu Stochastic Oscillator rơi khỏi vùng overbought và khối lượng tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 phiên trong thời gian tới.

Kết luận

Tình trạng thị trường hiện tại là không quá bi quan khi mà các ngưỡng hỗ trợ mạnh dài hạn vẫn đang trụ vững. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú trọng theo sát các tín hiệu của nhóm chỉ báo dao động (momentum) và khối lượng giao dịch để phòng ngừa rủi ro giảm điểm bất ngờ (thrust down).

Nguyễn Quang Minh, Phòng Tư vấn Vietstock

Các tin tức khác

>   [Tín hiệu đảo chiều] Khó tăng mạnh trong ngắn hạn (28/10/2015)

>   Ngày 27/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (27/10/2015)

>   Tuần 26-30/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (25/10/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 26-30/10/2015 (25/10/2015)

>   Cổ phiếu ngành Vật liệu xây dựng: Tiếp tục duy trì trong kênh giá lên dài hạn (22/10/2015)

>   Ngày 22/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (22/10/2015)

>   Phân kỳ giá xuống có đáng lo ngại? (21/10/2015)

>   Ngày 20/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/10/2015)

>   [Tín hiệu đảo chiều] Xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo! (21/10/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 19-23/10/2015 (18/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật