Thứ Hai, 07/09/2015 14:47

Tương lai, ai sẽ quản lý cảng biển?

Một mô hình quản lý và khai thác cảng biển kiểu “chính quyền cảng” (port authority) sẽ được áp dụng, nếu Quốc hội thông qua dự thảo Bộ luật Hàng hải (sửa đổi) tại kỳ họp tới.

Mô hình “chính quyền cảng” có thể được áp dụng để quản lý và khai thác cảng. Trong ảnh: Cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Huỳnh Công Bá

Mô hình “chính quyền cảng”

Báo cáo tổng kết chín năm thực hiện Bộ luật Hàng hải của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy: hiệu quả kinh tế của khu vực cảng biển thấp do không có sự kết hợp khai thác sử dụng vùng nước cảng và vùng đất hậu cần; xuất hiện hiện tượng dư thừa công suất, cạnh tranh không lành mạnh do nhiều nhà đầu tư khai thác bến cảng tại một khu vực (Cái Mép - Thị Vải)...

Cho nên, khi xây dựng dự thảo Bộ luật Hàng hải (sửa đổi), Bộ Giao thông Vận tải đã bổ sung thêm quy định về “chính quyền cảng” - tổ chức quản lý và khai thác cảng - với chức năng điều phối, quản lý chung khu vực cảng biển nhằm khắc phục những bất cập nói trên, thúc đẩy ngành hàng hải phát triển, tăng khả năng hội nhập quốc tế.

Dù tên gọi đã được đổi thành Ban Quản lý và khai thác cảng nhưng chức năng của chính quyền cảng được quy định khá chi tiết trong dự luật (điều 142). Theo đó, Ban Quản lý và khai thác cảng có chức năng đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng; được thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi vùng đất, vùng nước được giao (như quy định về “chính quyền cảng” của một số nước).

Theo dự luật, Ban Quản lý và khai thác cảng là một doanh nghiệp đặc thù (do Chính phủ thành lập), được Nhà nước đầu tư 100%vốn điều lệ và được giao một vùng đất, vùng nước cảng biển để xây dựng quy hoạch, quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng, cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, khu hậu cần và khu công nghiệp phụ trợ sau cảng (tất nhiên phải theo quy hoạch được duyệt).

Cụ thể, Ban Quản lý và khai thác cảng có quyền lập quy hoạch chung đối với vùng đất, vùng nước cảng biển được giao; lập phương án tăng vốn điều lệ, phương án phát hành trái phiếu, phương án huy động các nguồn vốn [khác] để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển; phê duyệt và cấp phép đầu tư cầu, bến cảng biển, khu vực hậu cần sau cảng, khu công nghiệp phụ trợ của các nhà đầu tư, đồng thời đưa ra khung các loại phí, lệ phí hàng hải, giá dịch vụ tại cảng biển.

... đọc tiếp tại đây

Quang Chung

tbktsg

Các tin tức khác

>   EVFTA Việt Nam - Bỉ sẽ được ký kết trước cuối năm nay (07/09/2015)

>   Công nghiệp hỗ trợ: Có thúc mới chóng lớn (06/09/2015)

>   EVN có thực sự lãi lớn từ thị trường phát điện cạnh tranh? (05/09/2015)

>   Tương lai nào cho xe buýt xanh ở Việt Nam? (05/09/2015)

>   Dù lỗ vẫn đua mở cửa hàng tiện lợi (05/09/2015)

>   Phí bảo vệ môi trường có thể tăng đến 32% (05/09/2015)

>   Nga và Nhật Bản hợp tác khoan thăm dò dầu khí ở Việt Nam (04/09/2015)

>   Xăng giảm giá nhiều, cước taxi giảm 500 đồng/km (04/09/2015)

>   Phá giá đồng NDT không ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu (04/09/2015)

>   VinaCapital vẫn là cổ đông chiến lược nắm hơn 22% vốn dự án Nam Hội An (04/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật