Chủ Nhật, 06/09/2015 22:29

Công nghiệp hỗ trợ: Có thúc mới chóng lớn

“Nếu chính quyền TPHCM cam kết hỗ trợ lãi suất vay vốn trong thời gian dài thì doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ sẵn sàng đầu tư, yên tâm ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với khách hàng. Lâu nay vì vốn ít, lãi vay cao, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ rất khó... cựa quậy”. Đó là chia sẻ của ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, với TBKTSG sau khi ông được nghe lãnh đạo UBND TPHCM cho biết tại một triển lãm về công nghiệp hỗ trợ mới đây, rằng từ tháng 9 này sẽ hỗ trợ lãi vay để doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Sản phẩm ô tô do Công ty Samco sản xuất trưng bày tại triển lãm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại TPHCM từ ngày 27 đến 30-8. Ảnh: VĂN NAM

Ưu đãi vay vốn và lãi suất

Theo ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TPHCM, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất với mức hỗ trợ 50-70% hoặc 100% lãi suất trong thời gian 5-7 năm để giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đầu mối giới thiệu cho doanh nghiệp biết thêm thông tin về chương trình kích cầu hỗ trợ lãi vay này là Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TPHCM - đơn vị vừa được công bố thành lập ngày 26-8 vừa qua.

Theo ông Cang, TPHCM dù đã phát triển công nghiệp mấy chục năm nhưng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ vẫn còn “non trẻ”. Chính quyền thành phố sẽ tiếp tục tập trung khuyến khích đầu tư ngành điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, chế biến tinh lương thực thực phẩm, hóa dược, cao su, dệt may, da giày. Ông Cang cho biết trong vài năm tới, thành phố sẽ chọn lọc một số sản phẩm công nghiệp tiêu biểu và công nghiệp hỗ trợ của một số ngành cơ khí, điện tử, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, cao su..., để vừa cung ứng trong nước vừa xuất khẩu ra nước ngoài, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Minh nhận định đa số doanh nghiệp tại TPHCM có quy mô sản xuất nhỏ và vừa, phù hợp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhưng rất tiếc lâu nay doanh nghiệp thiếu thông tin, thiếu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, lúng túng về khâu tiêu thụ sản phẩm... Sự kết nối cung - cầu giữa các doanh nghiệp còn rời rạc và các doanh nghiệp nhỏ và vừa cảm thấy hụt hẫng trong cuộc chơi.

Theo ông Minh, thời gian qua, nguồn vốn và lãi suất là hai yếu tố làm cho tư tưởng tiến công của doanh nghiệp bị hạn chế, nhất là khi đầu tư trung hạn và dài hạn cần điều kiện về lãi suất ổn định. “Lãi suất ở Việt Nam hiện quanh quẩn ở mức 10%, nếu so với doanh nghiệp một số nước lân cận có thể huy động vốn với mức lãi suất chỉ khoảng 2-3%, sản phẩm của doanh nghiệp trong nước vẫn khó cạnh tranh”, ông Minh phân tích thêm.

Xem thêm chi tiết tại đây...

Văn Nam

tbktsg

Các tin tức khác

>   EVN có thực sự lãi lớn từ thị trường phát điện cạnh tranh? (05/09/2015)

>   Tương lai nào cho xe buýt xanh ở Việt Nam? (05/09/2015)

>   Dù lỗ vẫn đua mở cửa hàng tiện lợi (05/09/2015)

>   Phí bảo vệ môi trường có thể tăng đến 32% (05/09/2015)

>   Nga và Nhật Bản hợp tác khoan thăm dò dầu khí ở Việt Nam (04/09/2015)

>   Xăng giảm giá nhiều, cước taxi giảm 500 đồng/km (04/09/2015)

>   Phá giá đồng NDT không ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu (04/09/2015)

>   VinaCapital vẫn là cổ đông chiến lược nắm hơn 22% vốn dự án Nam Hội An (04/09/2015)

>   Cá tra lại bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ (04/09/2015)

>   Báo Mỹ: Việt Nam sẽ trở thành thung lũng Silicon của Đông Nam Á (04/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật