Thứ Ba, 08/09/2015 08:50

Kịch bản “xấu nhất” tác động lên tỷ giá

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia – NCEIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra 4 kịch bản tác động lên tỷ giá thời gian tới, trong đó có kịch bản được cho là “rất xấu”.

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia – NCEIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa đưa ra 4 kịch bản tác động lên tỷ giá thời gian tới (Ảnh minh họa)

Cụ thể: Một là, Trung Quốc thôi không phá giá và Fed chưa vội nâng lãi suất. Hai là, Trung Quốc không phá giá nội tệ nhưng Fed nâng lãi suất. Ba là, Trung Quốc phá giá nhưng Fed giữ lãi suất. Bốn là, Trung Quốc “nuốt lời” như họ đã từng làm trong 2 lần phá giá Nhân dân tệ trước đây và Fed nâng lãi suất ngay trong tháng 9.

Trong 3 trường hợp đầu tiên, áp lực lên Việt Nam là chắc chắn, nhưng kịch bản thứ tư mới là xấu nhất. Nếu kịch bản này xảy ra, lúc đó, dù muốn hay không thì nhiều nước sẽ bị cuốn vào một cuộc đua, chủ động và bị động, phá giá nội tệ mà thực chất là chiến tranh tiền tệ. Khi đó, Việt Nam chỉ là một nền kinh tế quá nhỏ, quá yếu ớt để biến mình thành một ốc đảo bình yên đứng vững giữa cơn lốc phá giá của các nước xung quanh và trên thế giới.

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – xã hội quốc gia xem xét một số cú sốc: Trường hợp Trung Quốc không phá giá nhưng Fed nâng lãi suất, so với kịch bản không có cú sốc, GDP kinh tế thế giới nói chung giảm 0,01% trong quý IV/2015 và giảm đi 0,044% năm 2016, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam giảm với các mức tương ứng là 0,04 và 0,11% trong quý IV/ 2015 và 0,13 và 0,1% năm 2016, giá tiền đồng giảm 0,96% trong quý IV/2015.

Mặc dù xuất khẩu nói chung của Việt Nam vào Mỹ giảm nhưng do Mỹ là thị trường chủ lực và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu là nhóm hàng tiêu dùng và thiết yếu nên Mỹ vẫn phải nhập, khi giá USD tăng thì kim ngạch xuất khẩu theo giá trị của Việt Nam sẽ tăng, khiến GDP của việt Nam  tăng thêm 0,07% vào quý IV/2015 và 0,6% trong năm 2016.

Trường hợp NHNN Việt Nam nới rộng biên độ tỷ giá lên ±3% kể từ quý III/2015 và điều chỉnh tăng tỷ giá VNĐ/USD thêm 1%, kết quả tính toán cho thấy, so với kịch bản không có can thiệp điều chỉnh tỷ giá, việc giảm giá tiền đồng không có tác động nhiều đến xuất khẩu (gần như không thay đổi trong quý IV/2015, tăng thêm 0,17% trong năm 2016) do cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là cho tiêu dùng tư nhân trong nước và tích lũy vốn, phần nhập khẩu để sản xuất ra hàng xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng 28,5%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam giảm đi 0,06% trong quý IV/2015 sau đó tăng lên 0,048% trong năm 2016. Trong trường hợp này lạm phát của Việt Nam tăng thêm 58% trong quý IV/2015 và 30% trong năm 2016.

Châu Huệ

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Mắc bẫy tín dụng đen: Nhiều người nghèo "bỗng dưng" mất nhà (08/09/2015)

>   Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hạ tầng giao thông (07/09/2015)

>   TPHCM: Cả năm kiều hối có thể đạt 5,5 tỉ đô la Mỹ (07/09/2015)

>   NHNN ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng (07/09/2015)

>   Bảo lãnh ngân hàng cho nhà ở hình thành trong tương lai: Liệu có khả thi? (07/09/2015)

>   Sacombank trao 3,094 suất học bổng cho học sinh - sinh viên trên toàn quốc (07/09/2015)

>   Không bắt buộc mua bảo hiểm khi vay gói 30.000 tỷ (07/09/2015)

>   Ngân hàng đã bớt kiểu “chú nó khôn” (07/09/2015)

>   Thấp thỏm chờ lương tăng theo tỷ giá (06/09/2015)

>   EVN đăng ký đấu giá hơn 81 triệu cp ABBank giá 10,000 đồng/cp (07/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật