Thứ Hai, 07/09/2015 14:21

Bảo lãnh ngân hàng cho nhà ở hình thành trong tương lai: Liệu có khả thi?

Từ ngày 1-7-2015, Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014 có hiệu lực, trong đó nổi bật nhất là vấn đề bảo lãnh khi giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai - một quy định hoàn toàn mới và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội. Bài viết này sẽ phân tích những vấn đề đang được tranh luận xung quanh nội dung này.

Một dự án căn hộ đang xây dựng tại quận 4, TPHCM. Ảnh: MẠNH TÙNG

Những tác động đối với chủ đầu tư (ở đây là doanh nghiệp kinh doanh BĐS)

Theo điều 56 Luật Kinh doanh BĐS 2014, chủ đầu tư bắt buộc phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng trước khi chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai.

Lúc này, xuất hiện rất nhiều những câu hỏi về những bất cập của quy định trên đối với chủ đầu tư. Chẳng hạn như gánh nặng về chi phí (nộp tiền sử dụng đất + phí bảo lãnh) đối với chủ đầu tư. Mặc dù điều 26 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư phải đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định của pháp luật về kinh doanh BĐS.

Tuy nhiên, rõ ràng, tất cả phần chi phí này, người mua vẫn là người sẽ gánh chịu sau cùng thông qua giá mua nhà. Thậm chí nếu cả khi quy định không cho phép yêu cầu người mua thanh toán lại cái khoản phí trên, chủ đầu tư vẫn hoàn toàn có thể tính toán đưa khoản chi phí này vào giá thành xây dựng nhà để chuyển trách nhiệm này một cách hợp pháp sang cho người mua. Vì vậy, việc xem đây hoàn toàn chỉ là gánh nặng chi phí của chủ đầu tư là những phân tích còn phiến diện và không đầy đủ.

Ngoài ra, còn một vấn đề đang rất được quan tâm là quyết định vấn đề cấp bảo lãnh và mức phí bảo lãnh đối với dự án sẽ còn dựa trên mức độ tin tưởng của ngân hàng thương mại cấp bảo lãnh đối với chủ đầu tư. Vì vậy, theo nhiều phân tích, điều này sẽ làm cho các chủ đầu tư “nghèo” và “yếu” sẽ bị mất ưu thế so với những chủ đầu tư đã có tên tuổi trên thị trường bất động sản.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay chỉ vừa nhen nhóm chút ấm áp trở lại, quy định này có thể đẩy giá chuyển nhượng lên cao khiến người mua chùn tay, thị trường bất động sản có thể sẽ khó “rã băng” hơn.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, điều này thực chất chỉ là nghiệp vụ ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích của ngân hàng khi chấp nhận rủi ro để bảo lãnh cho các nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với người mua. Việc này cũng sẽ thúc đẩy các chủ đầu tư phải tự hoàn thiện để có được uy tín tốt trên thị trường, cũng như nâng cao tính khả thi của các dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Đây là một điều tích cực cần được ghi nhận. Vì vậy, đề xuất Ngân hàng Nhà nước phải công bố một tỷ lệ phí bảo lãnh là không cần thiết.

Tuy nhiên, việc quy định phải thực hiện bảo lãnh cho dự án trước khi bán, cho thuê - mua nhà ở hình thành trong tương lai sẽ khiến thời gian thực hiện huy động vốn kéo dài do thủ tục thẩm định dự án của ngân hàng khi cấp bảo lãnh. Điều này cũng sẽ dẫn đến mất đi một kênh huy động vốn thực hiện dự án cho chủ đầu tư vì phát sinh quá nhiều giấy tờ, thủ tục. Tuy nhiên, xét về lâu dài, khi các chủ đầu tư đã “thích ứng” và “am hiểu” được với thủ tục bảo lãnh của ngân hàng thông qua những dự án đầu tiên, các nhà đầu tư sẽ biết và hiểu những nghiệp vụ cần thiết phải cung cấp, từ đó hỗ trợ hồ sơ, thông tin cho ngân hàng tốt hơn, giảm thiểu được thời gian để nhận được chấp thuận cấp bảo lãnh từ ngân hàng.

Bất cập cuối cùng mà các nhà phân tích đưa ra, đó là sự e ngại tính linh động cho thị trường BĐS do mất đi một kênh huy động vốn nếu các chủ đầu tư theo xu hướng sẽ cố gắng xây dựng nhà ở xong mới bán để đảm bảo doanh số và an toàn cho bản thân nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, quy định về bảo lãnh ngân hàng chắc chắn không thể triệt tiêu hình thức huy động vốn từ người mua nhà của chủ đầu tư mà sẽ chỉ có thể khiến cho các chủ đầu tư cân nhắc, tính toán tính khả thi cũng như lợi nhuận khi áp dụng hình thức huy động vốn này mà thôi. Trên thực tế, tính từ ngày 1-7-2015, đã có những nhà đầu tư áp dụng, ký kết thỏa thuận với ngân hàng thương mại để bảo lãnh cho các dự án theo quy định pháp luật. Sau khi quy định này được áp dụng ổn định, theo quy luật cung - cầu cũng như quy luật cạnh tranh, hứa hẹn đây sẽ vẫn lại là một kênh huy động vốn thực hiện dự án được ưa chuộng.

... đọc tiếp tại đây

Trần Quang Minh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Sacombank trao 3,094 suất học bổng cho học sinh - sinh viên trên toàn quốc (07/09/2015)

>   Không bắt buộc mua bảo hiểm khi vay gói 30.000 tỷ (07/09/2015)

>   Ngân hàng đã bớt kiểu “chú nó khôn” (07/09/2015)

>   Thấp thỏm chờ lương tăng theo tỷ giá (06/09/2015)

>   EVN đăng ký đấu giá hơn 81 triệu cp ABBank giá 10,000 đồng/cp (07/09/2015)

>   VIB: Sắp phát hành 59.6 triệu cp tăng vốn lên 4,845 tỷ đồng (07/09/2015)

>   Room ngân hàng, tin đồn và tin thật (05/09/2015)

>   Doanh nghiệp sẽ bị khống chế chi phí lãi vay (05/09/2015)

>   MBB: Nhìn lại một chặng đường (07/09/2015)

>   Tín dụng 8 tháng của cả nước tăng 9,54% (04/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật