Thứ Sáu, 25/09/2015 16:26

Khách hàng sập bẫy mua nhà suất ngoại giao

Sau một thời gian thị trường bất động sản trầm lắng, từ cuối năm 2014, những căn hộ "suất ngoại giao" lại xuất hiện và nó được các môi giới biến thành mồi nhử để câu khách hàng.

Trước đây, khách mua nhà có tâm lý thích mua lại các suất ngoại giao vì giá bán “mềm”, vị trí căn hộ đẹp. Khi thị trường bất động sản nóng lên, các đội quân môi giới nhà đất đã giăng bẫy khách hàng mời mua suất ngoại giao với mức chiết khấu 2-5 thậm chí 7%.

Tuy nhiên, liệu khách hàng có thể mua được các suất ngoại giao với giá rẻ hay không? PV đã đi tìm hiểu và ghi nhận thực tế về việc mua bán các suất ngoại giao tại nhiều dự án bất động sản đình đám tại Hà Nội.

Dự án chung cư cao cấp 256 Cầu Giấy hiện đang trong giai đoạn ép cọc, chưa đủ điều kiện để mua bán. Nhưng hơn 1 tháng nay, thị trường xôn xao về việc chủ đầu tư mở bán căn hộ. Tại nhiều văn phòng môi giới nhà đất Hà Nội, các suất ngoại giao tại dự án 256 Cầu Giấy đang được chào bán khá nhiều.

Anh Hà Thái Anh - Giám đốc một sàn giao dịch BĐS trên phố Trung Yên cho biết, hiện văn phòng đang nhận bán một số suất ngoại giao dự án 256 Cầu Giấy. Giá bán suất ngoại giao căn đẹp, tầng đẹp là 36 triệu đồng/m2. Khách hàng muốn mua sẽ phải thanh toán luôn 20% giá trị hợp đồng, cộng thêm 1 khoản chênh lệch ngoài.

Tuy nhiên, khi tham khảo tại một sàn giao dịch khác trên phố Trần Duy Hưng, PV được môi giới bất động sản của sàn này mời mua dự án 256 Cầu Giấy với một mức giá thấp hơn 34,5 triệu đồng/m2. Nhân viên môi giới sàn này cho biết, lãnh đạo sàn có mối quan hệ với chủ đầu tư nên mua được 3 sàn. Giá mua đổ đồng cả sàn 32 triệu đồng/m2. Hiện giờ, sàn chào phân phối lẻ là 34,5-35 triệu đồng/m2 tùy vị trí căn hộ. Để làm tin với khách, nhân viên này cũng gửi luôn mẫu hợp đồng để khách hàng tham khảo.

Khi PV thắc mắc vì sao giá bán suất ngoại giao 256 Cầu Giấy lại được chào bán cao hơn giá thị trường, nhân viên giải thích: “Chủ đầu tư cho suất ngoại giao giá cao là để không làm hỏng thị trường, không bị phá giá. Bởi trước khi ra các suất ngoại giao, chủ đầu tư đã bán buôn cho các sàn và phải cam kết giá bán căn hộ lẻ phải cao hơn. Nếu cho suất ngoại giao giá rẻ thì làm sao các sàn mua buôn bán được”.

Dự án 21 Lê Văn Lương chưa xây xong móng nhưng đã huy động vốn của nhiều khách hàng.

Tương tự, dự án chung cư 21 Lê Văn Lương chưa xây xong móng nhưng 3 tháng trước đây, giới nhà đất đã đổ xô săn lùng mua căn hộ tại dự án này vì vị trí hot. 

Anh Nguyễn Đăng Tùng - môi giới nhà đất cho biết, do thiếu vốn nên chủ đầu tư đã bán lúa non một phần cho các nhà đầu tư. Trong đó, nhiều nhà đầu tư gom số lượng lớn 30-40 căn hộ, giá bán ghi hợp đồng 22 triệu đồng/m2, giá mua buôn 24 triệu đồng/m2. Các sàn phân phối cho khách hàng 26-28 triệu đồng/m2.

Thế nhưng, khi đến sàn của chủ đầu tư để tìm hiểu thực tế, các nhân viên cho biết: "giá suất ngoại giao của chủ đầu tư chính thức bán là 32 triệu đồng/m2. Hiện đang có một số suất gửi bán nếu chị có nhu cầu và nhiệt tình mua thì em sẽ kết nối cho gặp chủ nhà, có thể chị sẽ được chiết khấu thêm 30-40 triệu đồng nữa".

Anh Ngô Hồng Tuấn - một nhà đầu tư chuyên nghiệp cho rằng, một số chủ đầu tư đã lợi dụng tâm lý mua được suất ngoại giao là mua được giá gốc, không phải mua chênh để bán hàng để câu kéo khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, dù được chiết khấu, giá bán suất ngoại giao vẫn cao hơn mức giá bán buôn mà chủ đầu tư bán ra cho các sàn giao dịch. Vì vậy, để xác định giá trị thật của suất ngoại giao, người mua nhà cần phải tự bảo vệ mình bằng cách kiểm tra lại thông tin về giá cả giao dịch trên thị trường trước khi quyết định mua nhà.

“Hiện tại, chủ đầu tư đã sử dụng suất ngoại giao bán mức giá cao để tạo ngưỡng cho thị trường, giúp cho chủ đầu tư dễ dàng đẩy giá bán căn hộ lên cao hơn. Đây là chiêu trò mới xuất hiện trên thị trường. Và thực tế, với sự tiếp sức của đội quân môi giới, nhiều dự án đã áp dụng thành công phương thức này. Do vậy, để không bị sập bẫy, khách hàng mua nhà cần hết sức tỉnh táo” anh Tuấn nói.

Như vậy, bản chất suất ngoại giao trên thị trường đã có sự thay đổi. Các suất ngoại giao đã được sử dụng làm "mồi nhử" khách hàng. Bởi, đa phần khách hàng vẫn có tâm lý thích mua suất ngoại giao vì giá rẻ hơn thị trường do có nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ trên thị trường, suất ngoại giao đang có xu hướng được đưa ra cao hơn. Đây là một trong những thủ đoạn làm giá mới tinh vi trên thị trường bất động sản.

Khánh An

vnmedia

Các tin tức khác

>   TPHCM: Đề xuất giá cho thuê nhà công vụ thấp (25/09/2015)

>   Số giao dịch BĐS thành công tăng gấp 2 lần so cùng kỳ (24/09/2015)

>   Cảnh báo: Người Trung Quốc núp bóng người Việt để mua đất ven biển (24/09/2015)

>   Dự án công nghiệp dệt may đóng góp 76% vốn FDI vào Việt Nam (24/09/2015)

>   Cần Thơ huy động 300.000 tỷ đồng phát triển kinh tế-xã hội (24/09/2015)

>   Vốn Nhật chảy mạnh vào nhà đất (24/09/2015)

>   Dự án bãi xe ngầm Trống Đồng, TPHCM: 10 năm bị “ngâm” thủ tục (24/09/2015)

>   Phải làm cho đất “đẻ ra vàng” (24/09/2015)

>   Ga trăm tỉ mỗi ngày đón... vài chục khách (24/09/2015)

>   Rà soát công trình hết niên hạn sử dụng (23/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật