Thứ Tư, 30/09/2015 13:17

'Đất vàng' bỗng thành cao ốc: Hà Nội có gật vội?

“DN hay chính quyền, ai sai phải chịu trách nhiệm. Thậm chí, còn phải bồi thường cho người dân”...

Nói không biết thì khó ai tin

Thông tin từ Sở TN&MT Hà Nội vừa công bố, trong 41 khu "đất vàng" trụ sở của các cơ sở sản xuất trên địa bàn nội đô, sau di dời thì có tới 24 vị trí được chuyển sang làm nhà ở, văn phòng. Sở TNMT Hà Nội cũng cho biết các chủ cơ sở này tự định giá, chuyển đổi mục đích cho nhau để thu lợi.

Ông Dương Văn Cận, Tổng thư ký Hiệp Hội nhà thầu- cho biết, vừa qua Thủ tướng đã có quyết định việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, cơ quan đơn vị trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, diện tích đất sau di dời sẽ được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị; không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.

Ảnh minh họa

Vì vậy, ông Cận nói: Về nguyên tắc, thành phố phải biết, phải nắm được và phải làm theo chủ trương trên.

Thứ hai, đất sau khi di dời được sử dụng thế nào, xây dựng gì thành phố phải biết và phải nắm được phương án cụ thể.

Thứ ba, trong trường hợp chưa quy hoạch, chưa có phương án thành phố phải đưa ra tổ chức đấu thầu công khai. Đấu thầu cả về phương án xây dựng và cơ cấu giá. Có như vậy mới công bằng, minh bạch và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho thành phố.

Tuy nhiên, Sở TNMT nói rằng, trong 41 cơ sở sản xuất sau di dời thì có tới 24 vị trí được chuyển sang làm nhà ở, văn phòng và chiếm hầu hết diện tích sau di dời. Các vị trí còn lại một phần được chuyển sang xây trường học nhưng đều có diện tích nhỏ, chỉ đủ xây dựng trường mầm non.

Hơn nữa, các chủ cơ sở di dời chủ yếu là tự chuyển mục đích sử dụng đất khi thị trường bất động sản nóng lên, tìm được đối tác chuyển đổi, thu lợi là rất vô lý. Vì chủ trương di dời là của thành phố; phương án quy hoạch trên diện tích đó cũng phải do thành phố quyết định. Nói rằng sở không biết gì thì rất khó tin.

"Thành phố đã quá tải, đất hẹp người đông nếu tiếp tục cho phép xây nhà cao tầng không khác nào đang đi ngược với chủ trương giãn dân, giảm tải mật độ dân số trong khu vực nội đô.

Bán đất sẽ có tiền, xét trên khía cạnh nào đó thì có đem lại lợi ích cho thành phố nhưng lại không đem lại lợi ích cho xã hội và người dân. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào mục đích này không khác nào thành phố nói một đằng lại làm một nẻo. Đi ngược với lợi ích của dân, đi ngược với chủ trương của thành phố", ông Cận nhận định.

Tổng thư ký Hiệp hội nhà thầu cho biết, về nguyên tắc khi duyệt dự án xây dựng, các sở ngành phải dựa trên quy hoạch chung để quản lý. Ví dụ, quy hoạch một khu đô thị thì yêu cầu phải đảm bảo cơ sở hạ tầng thế nào, trường học, bệnh viện ra sao… nhưng hiện nay đến cả lãnh đạo thành phố cũng từng thừa nhận không nắm được có bao nhiêu chung cư, đô thị có trường học. Ông Cận nói thẳng đây là câu trả lời rất thiếu trách nhiệm.

Thực tế, việc xử lý dự án sai quy hoạch rất đơn giản, buộc phải thực hiện theo quy hoạch. Nếu sai, yêu cầu phá bỏ, dừng dự án hoặc rút giấy phép. Ông Cận tin rằng nếu làm được như vậy sẽ không có DN nào phá vỡ quy hoạch nữa.

"Để DN phá vỡ quy hoạch, tự nhân số tầng là thành phố sai. Thành phố Hà Nội phải chịu trách nhiệm", ông Cận thẳng thẳn.

Vị chuyên gia đặt câu hỏi, vấn đề ở đây là Hà Nội có muốn làm hay không và làm thế nào? Nhưng cũng tự trả lời cho câu hỏi của mình, ông cho biết làm được nhưng nhiều người không thích. Bởi điều này sẽ có lợi cho xã hội, cho người dân nhưng không có lợi cho một nhóm người.

đất việt

Các tin tức khác

>   Đà Nẵng rà soát toàn bộ đất ven biển (30/09/2015)

>   Điểm mặt những dự án hái tiền của Nhà Đà Nẵng (30/09/2015)

>   Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc 'lách' gì? (30/09/2015)

>   Xem xét xây thêm cầu từ Nhà Bè sang Cần Giờ (29/09/2015)

>   Phát hiện nhiều sai sót tại CTCP Tasco (29/09/2015)

>   CBRE: Không có yếu tố hình thành bong bong bất động sản ở Hà Nội (29/09/2015)

>   Dự án Hạ tầng giao thông ĐBSCL (WB5): Nguy cơ “lụt” tiến độ vì những gói thầu... “rùa bò” (29/09/2015)

>   Hai năm, Trung ương hỗ trợ đầu tư Hà Nội hơn 107 nghìn tỷ (29/09/2015)

>   Vốn điều lệ của HUD được xem xét trong phương án cổ phần hóa  (29/09/2015)

>   NDX tiếp tục khẳng định vị thế tại Đà Nẵng (29/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật