Thứ Tư, 30/09/2015 07:57

“ASEAN-4 còn xa”? 

“Chưa bao giờ Chính phủ có một quyết tâm đưa môi trường cạnh tranh quốc gia vươn bằng với khu vực thể hiện qua những Nghị quyết quyết liệt như hiện nay.

Thế nhưng lại ít nhận được các quan tâm của các bộ, ngành chức năng”- ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phải thốt lên như vậy trong một cuộc hội thảo đánh giá tình hình 6 tháng triển khai Nghị quyết 19 ngày 12-3-2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015-2016 được tổ chức mới đây.

Tại sao lại có hai thái cực như vậy?

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), dường như sự thờ ơ này được thể hiện trên cả hai phương diện: Thái độ và hành động. Theo yêu cầu, định kỳ hàng quý, các bộ, cơ quan, địa phương phải gửi báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 19 về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Vậy mà cho đến ngày 23-9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới chỉ nhận được báo cáo của 4 cơ quan gồm: Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội, VCCI, EVN cùng 3 địa phương khác là TP.HCM, Đồng Nai và Hà Nội.

Nhìn vào danh sách, có thể thấy ngay rằng, sự chủ động mới chỉ có ở 1 bộ và 3 địa phương, 1 DN và 2 cơ quan, quá ít so với con số hơn 20 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 tỉnh, thành. Báo cáo còn cho biết, để hỗ trợ các bộ, cơ quan và 63 địa phương hiểu rõ phương pháp, cách tính toán các chỉ tiêu đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 7 buổi hội thảo tập huấn phân chia theo khu vực địa lý, nhưng hầu hết các bộ, cơ quan và báo cáo chỉ rõ 18 UBND tỉnh, thành phố chưa coi trọng việc tập huấn mà đặc biệt là Hà Nội.

Trong khi việc làm báo cáo và đi dự tập huấn không nhận được sự phối hợp của các cơ quan, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM lại chỉ ra thêm một thực trạng đáng báo động đi ngược với mục tiêu của việc ban hành 2 Nghị quyết 19 thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh. Đó là trong khi hơn 3.000 điều kiện kinh doanh chưa kịp bãi bỏ thì xu hướng hiện nay lại xuất hiện thêm nhiều điều kiện kinh doanh mới.

Người ta hay nói đến quyết tâm cải cách, thậm chí là quyết tâm chính trị để có được một kết quả thành công. Thế nhưng, nói như ông Nguyễn Đình Cung, với cách làm hiện nay thì ASEAN - 4 thực sự còn rất xa. Nhìn vào danh sách bộ ngành tham dự Hội thảo cũng có thể thấy rõ điều này. Những bộ đang  đi tiên phong trong cải cách thì có mặt, còn những bộ được điểm danh yếu kém mong có đại diện tham dự để cùng phân tích, tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp thì lại không đến.

Song Trân

hải quan

Các tin tức khác

>   Có dấu hiệu doanh nghiệp "lách" Thông tư 20 để NK xe ô tô? (29/09/2015)

>   Bộ Công Thương: “Không thể tăng giá điện để bù lỗ tỷ giá" (29/09/2015)

>   Gần 500 doanh nghiệp 'gánh' 28 triệu tấn rác/năm (29/09/2015)

>   Lập Tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư (29/09/2015)

>   Chăn nuôi gia cầm với cú "sốc" lỗ gần 1.000 tỉ đồng (29/09/2015)

>   Xem xét chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp CNTT (29/09/2015)

>   Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10/2015 (29/09/2015)

>   Tham vọng chính quyền cảng: Cần phải xem xét thận trọng! (29/09/2015)

>   Hai năm, Trung ương hỗ trợ đầu tư Hà Nội hơn 107 nghìn tỷ (29/09/2015)

>   Nhập khẩu ôtô 9 tháng vuợt mốc 2 tỷ USD (29/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật