Thứ Ba, 04/08/2015 17:09

Liên kết vùng ĐBSCL: không thể nói miệng mà phải đi từ thực tế

Sau nhiều năm liên kết vùng được đặt ra bàn bạc, phương hướng để đưa kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bứt phá như kỳ vọng vẫn còn xa thực tế...

Để phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng, các doanh nghiệp, địa phương ĐBSCL phải ngồi lại, tìm cách gỡ vướng. Ảnh minh họa: bến Ninh Kiều, Cần Thơ. Ảnh TL-SGT

Liên kết riêng không thể là ý muốn chủ quan

Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, liên kết vùng phản ảnh trình độ phát triển của nền kinh tế, phải đi theo sự phát triển của kinh tế, sự phát triển của giao thông và doanh nghiệp chứ không thể theo ý muốn chủ quan hay theo sự “tưởng tượng” của con người.

“Khi chúng ta kỳ vọng nó (liên kết vùng) là cái gì đó quá cần thiết, phải có nó kinh tế mới phát triển được, chúng ta đặt ra quá nhiều kỳ vọng vào viễn cảnh tươi đẹp đó. Trong khi đó, thực tế nền kinh tế hiện phát triển chậm, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, doanh nghiệp gặp khó khăn... nên đặt vấn đề như vậy không thể nào tìm được lời giải đáp”, ông Dũng nói.

Từ những lập luận này, theo ông Võ Hùng Dũng, liên kết vùng là “kết quả” của quá trình phát triển kinh tế, chứ không phải là “giải pháp” để giúp kinh tế phát triển. Ông Dũng cho rằng chuyện nên làm bây giờ là phải biết nhìn vào thực tế của nền kinh tế đang “vướng” những gì và cần hỗ trợ gì để phát triển. “Những vấn đề gì về thể chế có thể giải quyết được thì đã giải quyết rồi. Còn những vấn đề gì thể chế chưa giải quyết được là vì thực tại nó chưa tới hoặc do tri thức của chúng ta chưa đủ để kiến nghị những giải pháp về thể chế”, ông Dũng nhấn mạnh.

Còn với ông Nguyễn Thanh Phong, Giám đốc doanh nghiệp lương thực Vạn Lợi Tiền Giang, điều mà doanh nghiệp cần và các nhà quản lý nên làm bây giờ là đưa được cơ chế, chính sách đã có đi vào cuộc sống. “Doanh nghiệp cần vốn để sản xuất, nông dân cần vốn nuôi cá tra hay chuyện người thu nhập thấp cần vay tiền để mua nhà ở xã hội, ai cũng biết. Nhưng thời gian qua, những cơ chế, chính sách dành cho họ đã đi vào cuộc sống hay chưa? Theo tôi, cái chúng ta cần làm bây giờ là xem tại sao như vậy và tìm cách giải quyết vấn đề đó”, ông Phong nói.

Ngồi lại để gỡ “vướng”

Xem thêm tại đây...

Trung Chánh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Tháng 8: Giá nhiên liệu giảm “kìm” tốc độ tăng giá (04/08/2015)

>   Thách thức với thị trường lao động (04/08/2015)

>   Kiến nghị cho tư nhân tiếp cận vốn ODA (03/08/2015)

>   PMI tháng 7: Sản lượng sản xuất tăng trưởng mạnh (03/08/2015)

>   “Người nước ngoài nói Việt Nam hơi liều” (02/08/2015)

>   Mức nợ công vẫn nằm trong giới hạn (31/07/2015)

>   Chính sách tài khóa tình thế khiến nợ công tăng lên (31/07/2015)

>   Khi lạm phát - tăng trưởng chuyển động ngược (31/07/2015)

>   Bốn "lo" của kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm (29/07/2015)

>   Tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm của TPHCM đạt hơn 8,5% (28/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật