Thứ Sáu, 31/07/2015 14:49

Chính sách tài khóa tình thế khiến nợ công tăng lên

Ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, trao đổi với TBKTSG xung quanh vấn đề nợ công mà WB đặc biệt nhấn mạnh trong báo cáo gần đây.

Ông Sandeep Mahajan.

TBKTSG: Con số nợ công của Việt Nam lên tới 110 tỉ đô la Mỹ đến cuối năm 2014 mà WB vừa công bố được tính toán như thế nào, dựa trên chuẩn mực của WB hay IMF?

- Ông Sandeep Mahajan: Tôi nghĩ phương pháp của chúng tôi khác với của IMF một chút và được áp dụng tại mỗi nước một khác. Phương pháp của chúng tôi cũng không giống hoàn toàn với định nghĩa của Chính phủ về nợ (gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương - PV). Trong đó một vài con số chúng tôi không đưa vào để tránh tính hai lần. Vì vậy, con số về nợ công và nợ công bảo lãnh của chúng tôi sẽ thấp hơn con số tổng này một chút.

TBKTSG: Tại sao ông lại bỏ nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ra?

- Nợ của DNNN là nợ của DNNN, không phải nợ của Chính phủ. Các DNNN phải dùng nguồn của họ để trả nợ. Nhưng cũng có một số món nợ của DNNN được Chính phủ bảo lãnh. Cái đó thì tôi cho là phải tính vào nợ công và nợ công bảo lãnh. Và cũng có rủi ro là nợ có thể chuyển từ DNNN sang Chính phủ trong trường hợp các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Trong trường hợp đó chúng tôi phải tính mức bền vững của nợ. Ngay cả khi tính cả các con số đó (nợ DNNN có khả năng chuyển thành nợ chính phủ) vào thì kết quả phân tích của chúng tôi cũng cho thấy nợ công còn bền vững, nhưng tình hình tài khóa có vẻ không bền vững về lâu dài. Tức là nếu Chính phủ củng cố được tình hình tài khóa, giảm thâm hụt trong kỳ trung hạn thì tỷ lệ nợ sẽ bền vững. Nhưng nếu tình trạng nợ tiếp tục tăng thì sẽ đến lúc khó có khả năng trả nợ trong dài hạn.

TBKTSG: Vấn đề hiện nay là tỷ lệ trả nợ trong tổng chi ngân sách là rất cao, theo cách tính của WB là 26%, còn theo Quốc hội thì lên đến 31%. Ông có nghĩ rằng tỷ lệ như vậy là quá cao không?

- Tôi nghĩ cần lưu ý con số mà ta đang nói đến là con số nào. Thực ra phần chi phí trả nợ cần nói đến chính là trả lãi. Khoản trả lãi hiện nay của Chính phủ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, bằng chưa đến 10% tổng chi của Chính phủ. Tôi cho rằng trong con số của Quốc hội đã tính gộp cả khoản phải trả khi món vay đến hạn, tức là khi đó phải mua lại trái phiếu chính phủ. Nhưng đấy lại là vấn đề khác.

Chi phí trả nợ mới là vấn đề chính, vì với nợ gốc khi đến hạn bạn có thể đảo nợ. Như đã nói, trả nợ nằm trong tầm kiểm soát, nhưng dư địa hiện nay không còn nhiều như trước. Thông điệp mà chúng tôi muốn đưa ra không phải là nợ không bền vững. Tôi cho rằng đã đến lúc nếu nợ cứ tăng lên thì trong tương lai gần chi phí trả nợ sẽ lấy mất nguồn lực cho các mục tiêu phát triển khác. Đó là điều đáng lo ngại hiện nay vì chi phí trả nợ đã bắt đầu ăn vào cái gọi là dư địa tài khóa.

Và khi chi phí trả nợ đã ăn vào dư địa tài khóa thì ta vừa phải tăng chi trả nợ, đồng thời lại phải cắt giảm chi phát triển. Về lâu dài nếu tình trạng nợ cứ tiếp tục như thế này thì lúc đó ta bắt đầu phải lo về vấn đề bền vững nợ. Nhưng trong thời gian trước mắt và trung hạn, cái đáng lo ở đây là dư địa tài khóa. Trong khoảng 3-5 năm nữa sẽ đặt ra câu hỏi về bền vững nợ.

TBKTSG: Nếu nhìn vào tỷ lệ trả lãi thì con số này đã chiếm 7,2% chi ngân sách. Tỷ lệ này là cao phải không?

- Quá cao so với trước đây nhưng không quá cao so với nhiều nước khác. Nên chú ý đến nguyên nhân tại sao chi tiêu công tăng. Tôi cho rằng một phần các nguyên nhân do không đánh giá đầy đủ. Chính phủ đã áp dụng một chính sách tài khóa tình thế. Anh cũng biết rằng tổng cầu của khu vực kinh tế tư nhân rất thấp. Vì vậy Chính phủ đã can thiệp bằng cách nâng thâm hụt để bù lại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tôi cho rằng, ở một mức độ nào đó chính sách này đã thành công. Nếu Chính phủ không làm như vậy tôi cũng không biết tình hình có khá hơn không, vì sẽ không có tăng trưởng kinh tế, kéo theo khả năng trả nợ cũng bị thu hẹp. Đó cũng là nguyên nhân của vấn đề nợ ở Hy Lạp, nước này không có khả năng trả nợ do không có tăng trưởng kinh tế.

Tôi nghĩ chính sách tài khóa cũng đóng góp một phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng đây không phải là giải pháp dài hạn, mà chỉ có thể áp dụng như là một biện pháp tình thế ngắn hạn và tạm thời mà thôi. Nhưng đã đến lúc mà biện pháp tài khóa tình thế không còn cần thiết nữa. Cầu của khu vực tư nhân đã tăng. Nợ công đã tăng đến mức làm mọi người đều lo lắng, và có lẽ như vậy đã đến lúc Chính phủ ngưng áp dụng chính sách tài khóa tình thế vừa qua.

Xem tiếp tại đây

Tư Giang

tbktsg

Các tin tức khác

>   Khi lạm phát - tăng trưởng chuyển động ngược (31/07/2015)

>   Bốn "lo" của kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm (29/07/2015)

>   Tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm của TPHCM đạt hơn 8,5% (28/07/2015)

>   Tạm biệt “bóng ma” lạm phát (28/07/2015)

>   Nên tăng gấp đôi ngân sách cho TP.HCM (27/07/2015)

>   Kiểm soát nhập siêu để giảm áp lực cho nền kinh tế (25/07/2015)

>   Sức khỏe của nền kinh tế - Không phải chỉ có GDP (25/07/2015)

>   Thủ tướng tiếp Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (24/07/2015)

>   CPI 7 tháng qua tăng thấp nhất 13 năm (24/07/2015)

>   Cảnh báo sớm không thừa (24/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật