Thứ Hai, 03/08/2015 15:09

Kiến nghị cho tư nhân tiếp cận vốn ODA

Cho tư nhân có thể tiếp cận, vay vốn ODA là kiến nghị mới nhất được một số chuyên gia đưa ra.

Chính phủ nên xem xét tiết giảm sử dụng vốn vay ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng, tập trung vốn ODA cho các dự án phát triển kinh tế xã hội. Ảnh: Cầu Sài Gòn - công trình xây dựng bằng vốn ODA. Ảnh Anh Quân

Cụ thể kiến nghị này cho rằng cần hoàn thiện khung pháp lý trên cơ sở phối hợp của nhiều bộ, ngành để các thành phần kinh tế tư nhân có thể tiếp cận, vay vốn ODA thực hiện các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với các dự án giao thông, năng lượng, cấp thoát nước, khai thác chế biến khoáng sản....

Đây là một trong những kiến nghị mà các diễn giả sẽ đưa ra tại Hội thảo đánh giá về nguồn vốn ODA vào Việt Nam trong 20 năm qua diễn ra tại Đà Nẵng ngày 7-8-2015 tới đây do Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển BIDV tổ chức với sự tham dự của nhiều định chế tài chính quốc tế và trong nước.

“Một trong những mấu chốt là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui của Việt Nam theo hướng hài hoà với qui trình và thủ tục của nhà tài trợ. Hiện nay lãi suất cho vay lại (các ngân hàng vay từ nguồn vốn vay nước ngoài và cho vay lại trong nước) được tính bằng rủi ro tỷ giá 6% cộng lãi suất vay nước ngoài (thí dụ đối với nguồn của World Bank là 2%) và phí của Bộ Tài chính 0,2%. Sau khi cộng thêm chênh lệch cho các ngân hàng 4%, sẽ làm lãi suất đến người vay quá cao, khiến dự án không thực hiện được” – BIDV kiến nghị trong một báo cáo dự kiến sẽ trình bày tại hội thảo.

BIDV cho rằng cần tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội để bổ sung cho nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA bằng việc cho tư nhân tham gia đầu tư các dự án BOT, BT, PPP để giảm gánh nặng cho ngân sách. Các nhà đầu tư có thể làm chủ dự án, tham gia quản lý và chia sẻ lợi ích từ các dự án tương ứng với phần vốn đóng góp.

Ngoài ra Chính phủ có thể xem xét tiết giảm sử dụng vốn vay ODA cho các dự án cơ sở hạ tầng, tập trung vốn ODA cho các dự án phát triển kinh tế xã hội có khả năng hoàn vốn nhanh, nhất là các dự án kinh tế vùng, phát triển doanh nghiệp trong nước.

Theo BIDV, các đại diện tham dự hội thảo sẽ đề cập việc thành lập Uỷ ban tái cơ cấu nền kinh tế thuộc Chính phủ với các uỷ ban chuyên trách và các cơ quan đầu mối về từng lĩnh vực như tái cơ cấu tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công là Bộ Tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tái cơ cấu công nghiệp – dịch vụ là Bộ Công thương, tái cơ cấu nông nghiệp là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Hải Lý

tbktsg

Các tin tức khác

>   PMI tháng 7: Sản lượng sản xuất tăng trưởng mạnh (03/08/2015)

>   “Người nước ngoài nói Việt Nam hơi liều” (02/08/2015)

>   Mức nợ công vẫn nằm trong giới hạn (31/07/2015)

>   Chính sách tài khóa tình thế khiến nợ công tăng lên (31/07/2015)

>   Khi lạm phát - tăng trưởng chuyển động ngược (31/07/2015)

>   Bốn "lo" của kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm (29/07/2015)

>   Tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm của TPHCM đạt hơn 8,5% (28/07/2015)

>   Tạm biệt “bóng ma” lạm phát (28/07/2015)

>   Nên tăng gấp đôi ngân sách cho TP.HCM (27/07/2015)

>   Kiểm soát nhập siêu để giảm áp lực cho nền kinh tế (25/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật