Thứ Tư, 26/08/2015 21:56

Ít nhất 21 hàng hóa “miễn nhiễm” hiện trạng kinh tế Trung Quốc

Một trong những lý do dẫn tới sự giảm giá hàng hóa là lo ngại về khả năng nhu cầu suy giảm của Trung Quốc đối với các vật liệu thô khi nhịp độ tăng trưởng đang chậm lại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

 

Tuy ​nhiên, những lo ngại này dường như chưa sát với thực tế khi có thể đối chiếu với số liệu hải quan về hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 7/2015.

Có ít nhất 21 loại hàng hóa có mức nhập khẩu tăng hơn 20% trong tháng 7/2015. Dù thực tế là nhiều mặt hàng nói trên thuộc loại thứ yếu, song cũng có một số mặt hàng quan trọng có mức tăng trưởng mạnh, với sự dẫn đầu của dầu thô có nhập khẩu tăng 29,3% trong tháng 7/2015.

Trong số những hàng hóa có mức tăng nhập khẩu đáng chú ý là ethanol với mức nhập khẩu lên tới hơn 236% trong tháng 7/2015 và chiếm hơn 50% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu này kể từ đầu năm đến nay.

Còn các loại nông sản có mức nhập khẩu tăng ngoài dự kiến trong tháng 7/2015 là lúa mì (158%), lúa mạch (67,9%), gạo (78,2%), cao su tự nhiên (70,1%) và đường (72,7%). Còn về các kim loại, bạc, quặng thiếc và platinum có mức nhập khẩu tăng lần lượt 63,3%, 27% và 37,9% trong tháng 7/2015.

Mặc dù luôn có rủi ro khi chỉ dựa vào số liệu của một tháng song các số liệu trên cho thấy nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ở Trung Quốc vẫn chưa thấp, nhất là khi xét tới các loại nguyên liệu thô ngoài các mặt hàng chủ chốt.

Thậm chí trong số những mặt hàng chủ chốt, tình hình cũng không ảm đạm hoàn toàn mặc dù dầu thô là mặt hàng duy nhất có mức tăng nhập khẩu là 20% trong tháng 7/2015. Cũng trong tháng này, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tăng 4,4%.

Trung Quốc lâu nay thường tăng cường nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên khi giá giảm, thậm chí để tích trữ trong ngắn hạn. Số liệu tháng 7/2015 có thể là điểm khởi đầu cho sự đảo ngược xu hướng giảm tốc gần đây về hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc. Số liệu này cũng cho thấy trong số 21 loại hàng hóa có mức tăng trưởng nhập khẩu hơn 20% trong tháng 7/2015, thì 15 mặt hàng cũng có mức tăng về nhập khẩu trong bảy tháng đầu năm 2015.

Hiện có một số lý do xác đáng lý giải tình trạng giá hàng hóa giảm từ đầu năm đến nay, trong đó có tình trạng dư cung ở nhiều thị trường và tác động tiêu cực của tình trạng biến động của các thị trường chứng khoán. Tuy vậy, nhu cầu nhập khẩu thấp của Trung Quốc dường như không phải một lý do chính đối với sự rớt giá hàng hóa và trong khi rủi ro "hạ cánh cứng” của Trung Quốc không thể bỏ qua, trong bối cảnh xét theo lịch sử thì giá hàng hóa thấp thường thúc đẩy nhu cầu của nước này./.

Anh Quân

vietnam+

Các tin tức khác

>   Tám tháng, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp giải ngân 8,5 tỷ USD (26/08/2015)

>   Việt Nam-Israel phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 2 tỷ USD (26/08/2015)

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng giảm gần 5% so với cùng kỳ (26/08/2015)

>   Hiệu quả từ việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (26/08/2015)

>   DN FDI ngập ngừng đánh tiếng: Việt Nam đầy lợi thế (26/08/2015)

>   DN dệt may, da giày Thái muốn vào thị trường VN (26/08/2015)

>   Hơn 50 năm nữa mới bắt kịp Thái Lan về năng suất lao động (26/08/2015)

>   Việt Nam rộng cửa mở đường bay quốc tế mới (26/08/2015)

>   Ngành cao su gặp khó khăn vì Nhân dân tệ phá giá (26/08/2015)

>   Giá xăng dầu neo cao tác động xấu tới doanh nghiệp (26/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật