Thứ Tư, 26/08/2015 16:57

DN FDI ngập ngừng đánh tiếng: Việt Nam đầy lợi thế

Lợi ích có thể bị thiệt nhưng đổi lại sẽ được gi? Bao giờ thì được điều đó? Nếu không trả lời được thì chẳng thể hy sinh thêm.

ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới đã phân tích như vậy trước việc 'đòi hỏi' của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ra điều kiện, mặc cả với Việt Nam.

PV: - Thưa ông gần đây một số DN FDI trong lĩnh vực sản xuất ô tô thường ‘đánh tiếng’ cân nhắc hoặc không nói rõ về tương lai của họ tại Việt Nam. Đặc biệt Toyota từng đưa ra thông tin như vậy sau khi kiến nghị với Chính phủ Việt Nam để được ưu đãi thuế lên tới hàng nghìn tỉ. Theo ông cần phải hiểu như thế nào về sự ‘đánh tiếng’ này?

ThS Bùi Ngọc Sơn: - Tôi nghĩ rằng tất cả nằm ở vấn đề chi phí và lợi nhuận. Có thể họ nghĩ rằng qua các chính sách nếu như họ cảm thấy không có lãi thì họ sẽ tìm cách để chuyển đổi.

Gần đây đồng tiền mất giá, còn đồng tiền của Việt Nam vẫn neo vào thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ lỗ... và họ đánh tiếng để được có lợi hơn cũng là chuyện dễ hiểu.

Nói chung có rất nhiều lý do nhưng xét cho cùng là vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp.

PV: - Lần trước cũng từ sự đánh tiếng của Toyota, giới chuyên môn đã chỉ thẳng đây chỉ là sự dọa dẫm. Ông có đồng tình với ý kiến trên không? DN cũng thể hiện sự cân nhắc giữa việc tiếp tục đầu tư ở Việt Nam hoặc chuyển sang Thái Lan. Theo đánh giá của ông, vào thời điểm này việc đầu tư ở VN so với Thái Lan và Trung Quốc có lợi thế hơn không? Xin ông phân tích rõ hơn ưu thế này?

ThS Bùi Ngọc Sơn: - Tôi nghĩ rằng trong tất cả các cuộc 'mặc cả' thì đều có nguyên do của nó. Về cơ bản thì người ta cứ đòi hỏi còn chuyện dám đi hay không lại là chuyện khác. Đó là do sự tinh khôn của 'người trong nhà'.

Tuy nhiên ở thời điểm này các doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam sẽ có lợi về lao động giá rẻ. Về lâu dài với thị trường 100 triệu dân nếu phát triển tốt thì cũng hứa hẹn nhiều. Quan trọng hơn vấn đề chính trị ở Việt Nam khá ổn định, thân thiện hơn.

Còn Thái Lan có cơ sở hạ tầng về công nghiệp hỗ trợ đã sẵn sàng, vì thế các chi phí sẽ rẻ và mọi việc hỗ trợ cho sản xuất sẽ nhanh hơn. Ở Trung Quốc cũng vậy.

Tuy nhiên ở Trung Quốc và Thái Lan thời điểm này so với Việt Nam thì vấn đề chính trị có vẻ không ổn định.

Ở Trung Quốc còn có vấn đề kỳ thị doanh nghiệp Nhật Bản, cùng với đó các công ty của Trung Quốc 'ăn cắp' công nghệ rất nhanh. Chính phủ Trung Quốc không có ý ngăn chặn chuyện này.

Còn ở Thái Lan thấp hơn so với mặt nước biển nên vấn đề ngập lụt thường xuyên xảy ra. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu các dự báo cho thấy vấn đề ngập lụt có thể trầm trọng hơn. Thêm nữa vấn đề chính trị ở Thái Lan rất bất ổn.

Vì vậy xét trên binh diện chung đầu tư ở Việt Nam doanh nghiệp có lợi về lâu dài hơn.

PV: - Với những ưu thế như vậy, Việt Nam nên có ứng xử như thế nào với sự ‘làm mình, làm mẩy’ của các doanh nghiệp FDI này để vừa giữ chân nhà đầu tư và không hi sinh lợi ích của đất nước? Ông có tin tưởng, các nhà quản lý sẽ lựa chọn được giải pháp phù hợp hay không?

ThS Bùi Ngọc Sơn: - Quan trọng là hy sinh lợi ích thì cũng được nhưng hy sinh rồi thì sẽ được cái gì và bao giờ thì được điều đó. Nếu những câu trả lời này không trả lời được thì chẳng có gì có thể hy sinh được.

Có thể thấy đích lớn nhất của các quốc gia khi thu hút đầu tư nước ngoài là phải có chuyển giao công nghệ, và cái lợi quan trọng hơn giai đoạn đầu là xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ tức là khi được vào đây các doanh nghiệp FDI phải xây dựng một số lĩnh vực, mua sản phẩm của thị trường nội địa để Việt Nam phát triển tức là sức lan tỏa.

Thế nhưng mấy chục năm qua chúng ta đã có trong tay được cái gì? Điều này hơn ai hết các nhà quản lý sẽ thấy được để có giải pháp phù hợp.

PV: - Liên tiếp ghi nhận trường hợp doanh nghiệp FDI đánh tiếng xin thêm ưu đãi. Theo ông, phải lý giải hiện tượng này như thế nào, do việc kinh doanh đã khó khăn hơn hay do tâm lý cứ xin là được? Theo ông nếu chiều theo cách đó nền kinh tế chúng ta sẽ thiệt hại như thế nào? Đó sẽ có phải là một tiền lệ xấu cho các DN FDI khác hay không?

ThS Bùi Ngọc Sơn: - Thực tế họ quen với kiểu cứ xin là được và doanh nghiệp này xin được thì doanh nghiệp khác cũng xin được.

Nếu Chính phủ cứ chiều theo thì các doanh nghiệp có thể sẽ vào Việt Nam nhiều hơn nhưng vấn đề là chúng ta sẽ có được gì trong tay?

Khi họ đã 'hưởng đủ' những phần ngon thì lại tính chuyện chuyển đến nơi khác để được hưởng những gì có lợi hơn. Khi đó nền kinh tế của chúng ta sẽ bị thiệt hại rất nhiều.

Làm ăn là một cuộc mặc cả, nên trong trường hợp phải giải bài toán thì phải biết chấp nhận cái gì và không chấp nhận cái gì. Không nên để thành tiền lệ xấu và cơ quan quản lý suốt ngày phải 'chạy theo' giải quyết nó.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bích Ngọc (thực hiện)

Đất việt

Các tin tức khác

>   DN dệt may, da giày Thái muốn vào thị trường VN (26/08/2015)

>   Hơn 50 năm nữa mới bắt kịp Thái Lan về năng suất lao động (26/08/2015)

>   Việt Nam rộng cửa mở đường bay quốc tế mới (26/08/2015)

>   Ngành cao su gặp khó khăn vì Nhân dân tệ phá giá (26/08/2015)

>   Giá xăng dầu neo cao tác động xấu tới doanh nghiệp (26/08/2015)

>   Tìm nguồn hàng cho cảng container Cái Mép - Thị Vải (26/08/2015)

>   Cơ hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ trước các FTA (25/08/2015)

>   Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng (25/08/2015)

>   Đầu tư vào nông nghiệp: quá nhiều cái khó (25/08/2015)

>   Nghịch lý cá tra xuất khẩu rẻ hơn bán trong nước (25/08/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật