Thứ Tư, 01/07/2015 21:50

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu

Nhằm đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại 6 tháng đầu năm 2015 và đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm, sáng nay (1/7), Bộ Công Thương đã tổ chức họp giao ban trực tuyến với các Sở Công Thương địa phương và doanh nghiệp.

* Tháng 6 cả nước ước nhập siêu 700 triệu USD

* Tiền đề cho tái cơ cấu thị trường xuất khẩu

* 4 khó khăn lớn của kinh tế Việt Nam nửa cuối 2015

 

Sáng màu bức tranh công nghiệp

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Vỵ - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp (SXCN) 6 tháng đầu năm 2015 có xu hướng phục hồi rõ rệt. Chỉ số SXCN 6 tháng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Về tăng trưởng giá trị gia tăng ngành công nghiệp 6 tháng cũng bật lên 9,53% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo đạt mức tăng cao 9,95%, ngành khai khoáng tăng 8,18%... Các mặt hàng chủ yếu có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn ngành gồm: điện thoại di động tăng 68,8%; ti vi tăng 40,6%; ô tô tăng 57,3%...

Đánh giá về kết quả trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định: Các mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ một số năm gần đây, thể hiện nền kinh tế tiếp tục được cải thiện tích cực.

Về tình hình tiêu thụ, ông Nguyễn Tiến Vỵ nhấn mạnh: Tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Cụ thể: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 5 tháng đầu năm tăng 12,7% so với cùng kỳ.

Một trong những yếu tố góp phần làm sáng thêm bức tranh công nghiệp nửa đầu năm là chỉ số tồn kho tiếp tục duy trì mức thấp hơn so với năm qua. Tại thời điểm ngày 1/6/2015, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,8%, thấp hơn 1 điểm % so với cùng thời điểm năm 2014.

Nhập siêu giữ dưới mức 5%

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch XK 6 tháng đầu năm ước đạt 77,7 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2014. Tổng kim ngạch NK nửa đầu năm ước đạt 81,498 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm qua. Như vậy, 6 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu khoảng 3,75 tỷ USD, chiếm 4,8% tổng kim ngạch XK.

Đáng mừng là nhập khẩu tăng cao nhưng tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ sản xuất sản phẩm XK.

Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, kết quả xuất khẩu 6 tháng qua đã có dấu hiệu tích cực, đặc biệt khi so sánh với các nước trong khu vực. Lấy dẫn chứng, ông Chinh cho biết, 5 tháng đầu năm, Nhật Bản tăng khoảng 8%, Trung Quốc tăng nhẹ 0,7%; Indonesia giảm 11,8%, Hàn Quốc giảm 5,7%...

Theo phân tích của ông Nguyễn Tiến Vỵ, hoạt động XK thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Các DN trong nước có kim ngạch XK giảm so với cùng kỳ. XK chủ yếu tăng trưởng ở nhóm mặt hàng do các DN FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động giá rẻ và gia công hơn là hàng giá trị cao.

Thêm vào đó, 6 tháng qua, nhóm hàng nông lâm thủy sản XK ước chỉ đạt 10,031 tỷ USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, thời gian tới, XK các mặt hàng nông lâm thủy sản đã đạt đến ngưỡng về năng lực sản xuất nên khó có khả năng tiếp tục tăng trưởng. Một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, thủy sản có lượng XK giảm, một phần do yếu tố thời vụ, nhưng mặt khác cũng cho thấy có khó khăn trong tiêu thụ.

Cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy xuất khẩu

Khẳng định tại hội nghị, ông Phan Văn Chinh cho biết, Cục Xuất nhập khẩu sẽ tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng XK và kiềm chế nhập siêu. Trong đó, Bộ Công Thương sẽ đặc biệt tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm dần các thủ tục XNK, tạo thuận lợi cho DN. Dự kiến, trong nửa cuối năm , Cục XNK sẽ đưa thêm 2 thủ tục XNK vào hệ thống một cửa quốc gia.

Về các thủ tục XNK chuyên ngành, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành để rà soát theo hướng, cái nào không cần quản lý sẽ loại bỏ khỏi danh sách.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: Đẩy mạnh XK và kiềm chế nhập siêu đang là thách thức của ngành Công Thương. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhiều giải pháp để kích thích tăng trưởng XK, giữ nhập siêu không quá 5% tổng kim ngạch XK. Đặc biệt, tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động XNK của DN.

Nguyễn Phượng

CÔNG THƯƠNG

Các tin tức khác

>   Phải có thể chế cho thị trường điện cạnh tranh (01/07/2015)

>   Phải có thể chế cho thị trường điện cạnh tranh (01/07/2015)

>   Nhiều dự án FDI lớn của ngành dệt may được cấp phép (01/07/2015)

>   Cơ hội và thách thức lớn dành cho ngành dệt may (01/07/2015)

>   TPHCM: Thị trường bán lẻ ngày càng sôi động (01/07/2015)

>   Tìm vốn xây cầu Mỹ Thuận 2 (01/07/2015)

>   PVN: Tổng doanh thu hợp nhất giảm do tác động của giá dầu thô (01/07/2015)

>   Gà Việt khủng hoảng với đùi gà Mỹ rẻ như rau (01/07/2015)

>   Thêm khu công nghiệp VSIP tại Nghệ An (01/07/2015)

>   DN còn thiếu quan tâm đến xây dựng thương hiệu (30/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật