Thứ Ba, 30/06/2015 22:27

DN còn thiếu quan tâm đến xây dựng thương hiệu

Tại hội thảo “Bí kíp làm giàu – làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh” do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp với Công ty CP Tri thức doanh nghiệp quốc tế tổ chức tại TP.HCM ngày 30-6, các chuyên gia cho biết, sự thiếu quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu đang tạo ra sức ép lớn cho các doanh nghiệp (DN) trong hội nhập.

Nước mắm Phú Quốc là một trong những thương hiệu mạnh của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Huế

Theo nhận định của ông Bùi Văn Thời, Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, tại Việt Nam, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu còn khá mới mẻ. Thực tế các DN mới chỉ biết đến khái niệm và giá trị thương hiệu hơn chục năm gần đây khi mà chính họ để mất đi tài sản quý giá của mình, thậm chí lớn hơn rất nhiều giá trị giao dịch của hàng hóa mang tên nó.

Điển hình như như việc tranh chấp thương hiệu Cà phê Trung Nguyên và Petro Việt Nam tại Mỹ, Vinataba tại châu Á, Kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc trong thời gian qua. Các DN này muốn dành lại thương hiệu của mình phải theo đuổi các tranh chấp phép lí rất tốt kém mà trong trong nhiều trường hợp đã không thành công, phải tìm cách mua lại nhãn hiệu của chính mình với chi phí rất cao.

Cùng chung quan điểm trên, chuyên gia Phan Minh Trí cho rằng, xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng đánh giá mức độ thành công và năng lực trên thị trường, tuy nhiên nhiều DN nước ta vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này nhất là với những DN nhỏ và vừa.

Theo thống kê có tới 98% doanh nghiệp nhỏ vừa trong nước thiếu chiến lược phát triển thương hiệu, một số DN đã chú ý đến xây dựng thương hiệu cho mình nhưng hiệu quả chưa cao vì thiếu năng lực tài chính trong khi chưa xác định được đúng tầm quan trọng, nên chỉ dành lượng kinh phí nhỏ cho hoạt động xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chưa có tầm nhìn dài hạn mà thường chỉ đầu tư tập trung và một số thời điểm nhất định.Trong khi đó, ngay tại thị trường nội địa các tập đoàn, công ty nước ngoài một mặt tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình, tạo sức ép cạnh tranh lớn với DN trong nước. Mặt khác, bắt đầu khai thác một số thương hiệu nổi tiếng sẵn có của Việt Nam bằng cách bỏ tiền ra mua lại thương hiệu và phát triển sản phẩm thành thương hiệu của mình. Điển hình như Tập đoàn Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S và khai thác địa điểm xuất xứ Phú Quốc với sản phẩm nước mắm Knorr Phú Quốc.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các DN trong nước còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn. Tới đây, theo tiến trình cắt giảm thuế mà nước ta cam kết thực hiện khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do nếu không tận dụng tốt các DN không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường nội địa cũng khó đứng vững. Điển hình đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y và sản phẩm đầu ra của nước ta chủ yếu bị khống chế bởi các DN nước ngoài; ngành nông nghiệp với các mặt hàng thịt gà, lợn, bò lại là ngành lợi thế của Hoa Kì hoặc mặt hàng đường là thế mạnh của Australia. Do đó, việc cắt, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng NK vào nước ta với giá cả cạnh tranh sẽ gia tăng. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan trong nước sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh gay gắt

Để có thể phát triển vào bảo hộ thương hiệu, theo các chuyên gia, trước hết DN cần thực hiện ngay việc đăng kí bảo hộ và quảng cáo cho nhãn hiệu của mình. Bên cạnh đó, liên kết phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác để khai thác tốt nguồn khách hàng, giảm thiểu mọi chi phí không cần thiết, từ đó phát triển thương hiệu trên thị trường nước ngoài.

Đồng thời, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ DN tiếp cận với thông tin về thị trường và nâng cao năng lực xây dựng chiến lược về thương hiệu thông qua chương trình đào tạo. Cần tăng cường quản lí kiểm soát các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đặc biệt là sản phẩm nông sản, cũng như hỗ trợ cho DN tuyên truyền cho chính thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.  Ngoài ra, phải có chiến lược huy động nguồn lực xã hội để đầu tư toàn diện về mọi mặt nâng cao tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cũng như nới lỏng hơn khung pháp lí liên quan đến chi phí trong công tác truyền thông, maketting.

Nguyễn Huế

hải quan

Các tin tức khác

>   Du lịch 6 tháng: Buồn nhiều hơn vui (30/06/2015)

>   Ngành chăn nuôi trước TPP: Việt Nam đương đầu những đối thủ ‘sừng sỏ’ (30/06/2015)

>   Nhiều dự án lọc dầu… đủng đỉnh (30/06/2015)

>   EVN bổ nhiệm Tổng giám đốc mới (30/06/2015)

>   Việt Nam được dự báo là thị trường mới nổi có hoạt động M&A tăng mạnh (29/06/2015)

>   Quý III: Sản xuất và kinh doanh của DN sẽ tốt lên (29/06/2015)

>   Tập đoàn dệt may Đài Loan đầu tư 320 triệu USD vào Việt Nam (29/06/2015)

>   Tiền đề cho tái cơ cấu thị trường xuất khẩu (29/06/2015)

>   Bộ trưởng Thăng: Sân bay Phú Quốc không phải thứ để bán (29/06/2015)

>   Thà làm ít nhưng chất lượng cao (29/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật