Thứ Tư, 29/07/2015 22:18

Đã có kết luận về nguyên nhân vụ sập giàn giáo trong Formosa

Sau nhiều tháng điều tra, đến nay cơ quan chức năng đã tìm ra nhiều nguyên nhân dẫn đến sập giàn giáo trong khu công trường Formosa.

Hiện trường vụ sập giàn giáo

Sau gần 4 tháng điều tra, Đoàn điều tra tai nạn lao động do tỉnh Hà Tĩnh thành lập đã có báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ sập giàn giáo tối ngày 25/3 tại công trường sản xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương trong Formosa do Samsung C&T thi công khiến 13 người chết, 29 người bị thương.

Được biết, hệ thống giàn giáo này được Công ty Samsung C&T nhập khẩu mới 100%. Nhà thiết kế, lắp đặt hệ thống này là Công ty Bygging – Uddemann AB, Thụy Điển. 

Theo báo cáo điều tra, Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) và Công ty cổ phần Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng đã kết luận có 4 nguyên nhân vụ sập giàn giáo nói trên.

Nguyên nhân khởi nguồn của sự cố là do tuột phanh/tuột kích. Lý do là khi một cụm kích trượt xuống và vượt 30-35mm thì lực nén tác dụng lên cột ray lân cận sẽ tăng dần, lớn hơn sức chịu tải cho phép của cụm kích là 425 kN, dẫn tới cụm kích này bị tuột phanh, tuột kích và trượt dần xuống. Sau đó là sự mất ổn định của thanh cột ray, gây rung lắc cho giàn giáo. 

Nhiều ốc vít hoen gỉ trên khung giàn giáo bị đổ sập (chụp ngày 26/3/2015)

Nguyên nhân tiếp theo mà Đoàn điều tra đưa ra là do kết cấu của giàn giáo được thiết kế với độ an toàn thấp, đòi hỏi phải vận hành chính xác nếu không nguy cơ mất ổn định cột ray rất cao. Căn cứ tài liệu tính toán thiết kế được cung cấp thì trong tính toán, thiết kế chưa xét đến sự mất ổn định ngoài mặt phẳng khung của hệ thanh cột ray hạ kích. Vì vậy, mặc dù hệ cột ray hoàn toàn đảm bảo khả năng chịu lực trong mặt phẳng khung nhưng lại mất an toàn ngoài mặt phẳng khung cột. Độ an toàn này thực tế còn thấp hơn nữa do sự ăn mòn kết cấu thép gây ra bởi tác động của khí hậu và môi trường khắc nghiệt vùng ven biển miền Trung. Cho nên khi gặp trục trặc hay các vấn đề vận hành vượt quá giới hạn cho phép thì hệ thống giàn giáo sụp đổ. 

Ngoài ra, còn có sai sót trong vận hành. Tại thời điểm ngay trước khi giàn giáo sập, sai lệch cao độ các kích (do tuột phanh/tuột kích) lớn hơn giới hạn cho phép theo quy định của nhà sản xuất (3mm). Sai lệch cao độ kích được phát hiện không kịp thời, do không sử dụng hệ thống cảnh báo tự động khi sai lệch cao độ đến giới hạn. Vấn đề này do thiết bị không có hệ thống cảnh báo sớm về nguy hiểm khi vận hành và do chưa có quy trình xử lý sự cố.

Thậm chí, tại thời điểm kiểm tra, đơn vị sử dụng không có một số hồ sơ về thiết bị: Quy trình bảo dưỡng thiết bị cụ thể; Quy trình xử lý sự cố khi các kích có chênh lệch độ cao giới hạn cho phép; hướng dẫn vận hành hệ thống thủy lực v.v..Các vấn đề này góp phần gây ra hiện tượng tuột phanh/tuột kích. 

Nguyên nhân cuối cùng được đưa ra là do thiết bị. Cụ thể bể mặt một số má phanh bị rỉ sét do không được bảo dưỡng. Kết quả thử nghiệm cho thấy một số má phanh bị tụt khi gia tải tới 420 kN (sức chịu tải của kích), một số cụm không đủ khả năng chịu tải theo thiết kế của nhà sản xuất, một số cụm phanh có độ tin cậy không cao (bị cựa và tụt hành trình nhỏ khi gia tải). Vấn đề này do sự ăn mòn kết cấu thép gây ra bởi tác động của khí hậu và môi trường khắc nghiệt vùng ven biển miền Trung, nhà sản xuất có thể chưa xem xét đến yếu tố thời tiết khắc nghiệt này để đưa ra quy trình bảo dưỡng nghiêm ngặt phù hợp.

Hiện giàn giáo đổ sập đã được thay mới bằng giàn giáo khác, được nhập khẩu mới 100% từ nước ngoài (chụp ngày 26/7/2015)

Cũng theo báo cáo, các đơn vị liên quan đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cứu hộ và hỗ trợ về kinh tế cho các nạn nhân vụ sập giàn giáo. Đối với mỗi gia đình các nạn nhân tử vong được hỗ trợ với số tiền 490 triệu đồng. Đối với 8 người bị thương nặng, mỗi người được hỗ trợ 210 triệu đồng. Đối với 21 người bị thương nhẹ, mỗi người được hỗ trợ 48 triệu đồng.

Liên quan tới sự việc, ngày 19/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng là Lee Jae Myeong (SN 1953, trú tỉnh Kang Won) và Kim Jong Wook (SN 1972, trú tỉnh Gyeong Sang Nam, quốc tịch Hàn Quốc) về hành vi "Vi phạm các quy định về an toàn lao động". 

Được biết, ông Kim Jong Wook là chỉ huy trưởng công trường và ông Lee Jae Myeong là đốc công nhưng chưa có chứng chỉ giám sát theo quy định của Luật Xây dựng. Đốc công Lee Jae Myeong và 3 thợ vận hành kích thủy lực chưa được tổ chức huấn luyện an toàn lao động theo đúng quy định tại Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH.

Trần Lộc

giao thông vận tải

Các tin tức khác

>   Thực thi Luật Doanh nghiệp mới: bản thân DN phải thay đổi (29/07/2015)

>   SCG (Thái Lan) thâu tóm công ty Batico (29/07/2015)

>   Đàm phán TPP tại Hawaii: Cơ hội để đạt thỏa thuận trong năm nay (29/07/2015)

>   Hơn 32.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong bảy tháng (29/07/2015)

>   Từ chuyện Vinaxuki: Giấc mơ ôtô Việt đặt nhầm nền móng? (29/07/2015)

>   Còn nhiều bất đồng quanh con cá tra (29/07/2015)

>   Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán TPP (29/07/2015)

>   Rút biểu giá điện sinh hoạt từ 6 xuống 3 bậc: Tiền điện chưa chắc giảm (29/07/2015)

>   Chuyên gia Mỹ: Đàm phán TPP hướng tới một thỏa thuận cơ bản (28/07/2015)

>   Lọc hóa dầu Bình Sơn chưa bán được cổ phần cho Gazprom Neft (28/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật