Thứ Tư, 29/07/2015 10:39

Rút biểu giá điện sinh hoạt từ 6 xuống 3 bậc: Tiền điện chưa chắc giảm

Bộ Công Thương đang chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực nghiên cứu để rút bớt biểu giá điện sinh hoạt hiện hành từ 6 bậc thang hiện nay xuống còn 3 bậc và tiến tới sẽ chỉ còn 1 bậc. Đây là đề xuất mới được Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu do thời gian qua việc áp giá điện bậc thang khiến hàng loạt hóa đơn tiền điện được người dân phản ánh tăng cao gấp 2-3 lần mức bình thường.

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, biểu giá điện sẽ giảm từ 6 bậc hiện nay xuống còn 3 bậc. Ảnh: Q.T

Thủ phạm là biểu giá bậc thang lũy tiến

Với chỉ đạo trên đây, Bộ Công Thương dường như chính thức thừa nhận việc giá điện tăng cao phi mã gấp 2-3 lần mà người dân phản ánh trong các tháng 5 - 6.2015 có nguyên nhân do biểu giá điện bậc thang lũy tiến tới 6 bậc và càng ở các bậc cao, giá điện người tiêu dùng phải trả tăng cao hơn nhiều so với giá điện bình quân. Đại diện TCty Điện lực TP. Hà Nội cũng xác nhận, việc áp dụng biểu giá điện bậc thang với cách tính lũy kế trên khiến đa phần người dân có hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, cách tính giá điện và biểu giá bậc thang của ngành điện hiện nay còn bất cập chính là nguyên nhân chính. “Đối với người dân bình thường, việc áp biểu giá điện lũy tiến 6 bậc mới từ ngày 16.3.2015 khiến hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng từ 200 - 300 nghìn đồng/tháng nay lên hơn 1 triệu đồng/tháng là có vấn đề” - Bộ trưởng nói.

Khẳng định thủ phạm khiến giá điện tăng cao chính là do cách tính tiền điện lũy tiến tới 6 bậc, TS Ngô Trí Long - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - phân tích, nói là giá điện tăng trung bình từ 16.3 chỉ ở mức 7,5% (tương đương với 1.622đ/kWh), nhưng với người sử dụng từ 400kWh trở lên, giá điện không phải chỉ tăng 7,5% mà tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3. Đây chính là lý do giá điện tăng phi mã. Vì vậy, việc tính toán lại biểu giá điện bậc thang, rút ngắn số bậc, thậm chí về 1 bậc là cần thiết, có lợi cho người tiêu dùng.

Biểu giá điện 3 bậc, người dùng chưa chắc lợi

Ông Đinh Quang Tri - Phó TGĐ EVN, hiện nhiều nước đang áp dụng biểu giá điện chỉ 1 bậc, như Singapore, nhưng giá điện lên tới 16-17 cent/kWh. Nếu áp dụng biểu giá điện xuống còn 3 bậc, vấn đề là giá điện sẽ được tính toán theo mức nào. Còn theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực phải nghiên cứu, xem xét lại biểu giá và cách tính giá điện bán lẻ theo hướng có ít bậc thang hơn và đặc biệt là phải rút ngắn được mức chênh lệch về giá tiền giữa các bậc.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải thay đổi biểu giá và cách chia nhiều bậc thang nhỏ như hiện nay, đưa biểu giá điện về chỉ còn 1 bậc thang duy nhất. Trước mắt khi chưa thể xây dựng được mức 1 bậc thang, phải rút xuống chỉ còn khoảng 3 bậc. 

Tại cuộc làm việc của Bộ Công Thương mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN - cho rằng, với cơ cấu biểu giá điện 6 bậc như hiện nay, nếu dùng sau 400 kWh, giá điện sẽ cao hơn các mức bình quân khoảng 1.000 đồng/kWh. Biểu giá hiện tại có nhiều bậc thang khác khau theo nguyên tắc càng dùng nhiều càng phải trả nhiều; việc lấy giá điện ở mức tiêu thụ cao bù cho các số thấp chưa thực sự thuyết phục người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế đồng quan điểm cho rằng, rút số bậc thang là một chuyện, song điều cần làm hơn là thu hẹp khoảng cách về giá và tính toán giá điện phù hợp trên cơ sở công khai, minh bạch các chi phí sản xuất kinh doanh điện, chừng nào ngành điện làm được điều này, người tiêu dùng mới hy vọng được hưởng lợi.

Ông Ngô Trí Long khẳng định: “Ngoài thay đổi biểu giá điện, việc xem xét lại cơ cấu giá bán lẻ điện là việc cần làm ngay của Bộ Công Thương. Giá bán lẻ điện bình quân nếu tăng tiếp lên trong năm 2016 thì dù chỉ có 3 bậc, tiền điện của người dân phải trả chắc chắn cũng sẽ không giảm.

Hồng Quân

Lao động

Các tin tức khác

>   Chuyên gia Mỹ: Đàm phán TPP hướng tới một thỏa thuận cơ bản (28/07/2015)

>   Lọc hóa dầu Bình Sơn chưa bán được cổ phần cho Gazprom Neft (28/07/2015)

>   JFE đầu tư vào dự án thép Formosa ở Hà Tĩnh (28/07/2015)

>   Một số cảng cho thuê chỉ hoạt động 10% công suất (28/07/2015)

>   Nuôi trồng thủy sản: Nỗ lực vượt khó (28/07/2015)

>   Tiến sĩ kể chuyện bán tôm, dầu thô ở Nhật (27/07/2015)

>   Vinaxuki khẩn cấp bán nhà máy để trả nợ (27/07/2015)

>   Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Mỹ tiếp tục tăng (03/03/2016)

>   Xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản giảm mạnh (27/07/2015)

>   Tiêu thụ sữa bột tại các thành phố lớn giảm 11% (27/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật