Thứ Năm, 18/06/2015 14:01

Tìm cơ hội đầu tư với "khoảng trống" trong phân tích kỹ thuật

Khoảng trống (gap hay window) có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Việc hiểu về các loại khoảng trống và vai trò của chúng có thể giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư tiềm năng.

Khoảng trống (Gap) và các loại khoảng trống

Khoảng trống tăng giá (gap up) là khoảng cách giữa giá cao nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm sau. Khoảng trống giảm giá (gap down) là khoảng cách giữa giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá cao nhất của phiên giao dịch hôm sau.  

Có 4 loại khoảng trống là Common Gap, Breakaway Gap, Runaway Gap (Measuring Gap) và cuối cùng là Exhaustion Gap. Tuy nhiên, chỉ 3 loại cuối là thực sự có ý nghĩa trong đầu tư. Do vậy, bài viết này sẽ trập trung vào cách nhận diện 3 loại khoảng trống quan trọng là Breakaway Gap, Runaway Gap và Exhaustion Gap.

Common Gap

Common Gap là khoảng trống ở vùng giá giao dịch dày đặc (congestion zone), không đi kèm với đột biến khối lượng và dễ dàng bị lấp đầy nên thực sự không có giá trị đầu tư nhiều.

Breakaway Gap

Breakaway Gap là một khoảng trống xuất hiện khi giá vượt ra khỏi một vùng giao dịch dày đặc (congestion zone) và quan trọng là thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Điều này phản ảnh sự bứt phá (breakout) của giá và sự thắng thế rõ ràng của bên mua hoặc bên bán sau một khoảng thời gian tích lũy.

Breakaway Gap thường đánh dấu giai đoạn đầu của một xu hướng. Do đó, sự xuất hiện của Breakaway Gap thường là cơ hội đầu tư lý tưởng khi giá quay trở lại test lại khoảng trống này trong các phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, không phải tất cả khoảng trống đều được lấp đầy.

Runaway Gap (hay Measuring Gap)

Runaway Gap xuất hiện ở giữa xu hướng và đánh dấu sự tiếp tục của xu hướng đó. Runaway Gap thường có khối lượng giao dịch (volume) vừa phải. Đây là một yếu tố giúp phân biệt Runaway Gap với 2 loại Gap còn lại.

Runaway Gap phản ánh tâm lý mất kiên nhẫn của nhà đầu tư hiện còn đang ở bên ngoài thị trường và quyết định mua mạnh sau khi thấy khả năng điều chỉnh trở lại không nhiều. Trong xu hướng giảm, Runaway Gap phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư còn đang giữ cổ phiếu và quyết định bán mạnh sau khi thấy khả năng có các phiên hồi phục là rất thấp.

 

Exhaustion Gap

Đây là khoảng trống xuất hiện ở giai đoạn cuối của một xu hướng và thường đi kèm với khối lượng (volume) cực lớn. Vì ở giai đoạn cuối của một xu hướng nên Exhaustion Gap sẽ dễ bị lấp đầy trong các phiên giao dịch sau đó.

Ứng dụng Gap (Windows) vào trong đầu tư

Vùng giá trùng với khoảng trống thường là vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh cho các đợt pullback sau đó của giá. Điều này đặc biệt hữu ích với những cổ phiếu có quá khứ giao dịch ít và khó tìm được các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo kiểu truyền thống (đáy cũ, đỉnh cũ...).

Do giá có xu hướng test lại các khoảng trống này trong các đợt giao dịch sau đó nên sẽ là cơ hội đầu tư hấp dẫn nếu đó là Breakaway Gap hay Runaway Gap.

Trong khi đó, việc phát hiện ra Exhaustion Gap giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và chấm dứt vị thế đang nắm giữ. Trong trường hợp này thường kết hợp với các tín hiệu từ nhóm chỉ báo dao động như Stochastic Oscillator, Relative Strength Index...  

 

"Phân tích Kỹ thuật từ A-Z" của tác giả Steven B. Achelis - người sáng lập và nguyên chủ tịch của Equis International, Inc (equis.com), công ty cung cấp các dịch vụ và phần mềm phân tích đầu tư hàng đầu thế giới, được Vietstock mua bản quyền, biên dịch và xuất bản tiếng Việt trên phạm vi toàn cầu.

Nội dung của cuốn sách "Phân tích Kỹ thuật từ A đến Z" bao gồm 2 phần chính và Phụ lục.

Phần 1: Dành cho những nhà đầu tư bắt đầu tiếp cận phân tích kỹ thuật. Nội dung phần này trình bày một cách chính xác các khái niệm và thuật ngữ cơ bản của phân tích kỹ thuật.

Phần 2: Dành cho các nhà phân tích kỹ thuật, trình bày những lý giải súc tích về rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật dưới dạng tra cứu, bao gồm:

         - 105 chỉ báo, công cụ phân tích đầu tư từ Absolute Breadth Index đến Zig Zag.

         - Mỗi chỉ báo bao gồm: Tổng quan, Cách sử dụng, Ví dụ minh họa và Cách tính.

Phụ lục: Đặc biệt, nhằm đem lại giá trị gia tăng cho người đọc, trong lần tái bản lần 2, Vietstock bổ sung thêm Phụ lục (*) bao gồm 05 Chỉ báo phổ biến hiện nay là: MACD Histogram, Moving Average Ribbon, StochRSI, RMO, SwingTrader.

Nội dung chi tiết: http://products.vietstock.vn/service.aspx?catid=29 

Phạm Tấn Phát, Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Ngày 18/06/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (18/06/2015)

>   Ngày 16/06/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/06/2015)

>   Trading System Tuần 15 – 19/06: Phân kỳ giá xuống của Stochastic Oscillator xuất hiện (17/06/2015)

>   Tuần 15-19/06/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/06/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/06/2015 (14/06/2015)

>   HNX-Index đã vào sóng? (12/06/2015)

>   Ngày 11/06/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (11/06/2015)

>   Xu hướng tháng 6 của các nhóm ngành có gì mới? (11/06/2015)

>   Trading System Tuần 08 – 12/06: Đà tăng giữ vững nhưng nên ngừng mua để chờ tín hiệu mới (10/06/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 07-11/03/2016 (06/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật