Thức ăn chăn nuôi: Nội - ngoại so găng
Thức ăn chăn nuôi (TACN) được đánh giá là lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng trong các năm sắp tới. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm thị phần áp đảo nhưng đã bắt đầu có những tín hiệu “phản công” từ các doanh nghiệp nội.
Cho cá ăn tại đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ
|
“Ngoại” thắng thế
Thị trường TACN của Việt Nam được đánh giá là một mảnh đất còn rất nhiều tiềm năng. Với định hướng của Chính phủ (đưa ngành chăn nuôi chiếm hơn 40% tỷ trọng giá trị toàn ngành nông nghiệp vào năm 2020), rõ ràng mảng TACN (chiếm tới 70% trong cơ cấu thành phần tạo nên giá của sản phẩm chăn nuôi) đang là một mắt xích vô cùng quan trọng. Đáng tiếc là trong nhiều năm qua, mảnh đất màu mỡ này lại đang bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh và nắm thế thượng phong.
Số liệu từ Hiệp hội TACN cho thấy, hiện cả nước có 239 nhà máy chế biến TACN, trong đó 180 nhà máy là của các doanh nghiệp trong nước, 59 nhà máy còn lại là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI. Mặc dù số lượng nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài không nhiều nhưng lại đang chiếm 60-65% tổng sản lượng TACN sản xuất ra. Ngược lại, khối tư nhân và khối nhà nước có số lượng nhà máy lớn nhưng lại chỉ chiếm 35-40% trong tổng sản lượng.
Doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam với 19,4%; kế tiếp là Công ty TNHH Cargill Việt Nam với 8,11%; xếp sau lần lượt là các doanh nghiệp như Proconco (8%); Green Feed (5%); Anco (4%)... Như vậy, chỉ riêng hai công ty đầu ngành CP và Cargill đã chiếm gần 30% thị trường TACN của cả nước.
... đọc tiếp tại đây
Linh Trang
tbktsg
|