Thứ Năm, 21/05/2015 18:05

Khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động tài chính vi mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô (TCVM) của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo số liệu thống kê, hiện có 30 chương trình, dự án TCVM của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ trong, ngoài nước đang hoạt động tại 23 tỉnh, thành phố. Các chương trình, dự án TCVM đều thực hiện hoạt động TCVM với tên gọi là “Quỹ ...”, “Hội ...”, hoặc “Chương trình ...”.

Hoạt động TCVM của các chương trình, dự án chủ yếu là cho vay với các khoản vay nhỏ, dưới 30 triệu đồng, được chia thành các gói sản phẩm từ thấp đến cao tính theo giá trị khoản vay, phù hợp với khả năng sản xuất, kinh doanh và khả năng tài chính của từng nhóm khách hàng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng. Thời hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn đến 3 năm, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Vốn hoạt động chủ yếu là vốn chủ sở hữu của chương trình, dự án.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Chương trình, dự án TCVM đã khẳng định sự cần thiết và vai trò của TCVM trong việc cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình nghèo, có thu nhập thấp để sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống, góp phần hiệu quả vào việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là cá nhân, hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt, không có khả năng tiếp cận vốn vay của các NHTM, cá nhân, hộ gia đình ở các vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, do năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro chưa tương xứng với quy mô hoạt động ngày càng tăng, nhiều chương trình, dự án có quy mô lớn không đủ điều kiện để được cấp phép chuyển đổi thành tổ chức TCVM.

Bên cạnh đó, hệ thống khung pháp lý đối với hoạt động TCVM hiện nay chưa có sự đồng bộ để điều chỉnh hoạt động và quản lý, giám sát hoạt động của loại hình tổ chức hoạt động TCVM. Chưa có đơn vị đầu mối trong việc thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các chương trình, dự án TCVM.

Thực tế đòi hỏi cần có khung pháp lý chung điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các chương trình, dự án TCVM. Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hoạt động của các chương trình, dự án TCVM.

Thành lập, đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô

Theo dự thảo, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thực hiện hoạt động TCVM phải thành lập chương trình, dự án. Các tổ chức nói trên chỉ được thực hiện hoạt động TCVM sau khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép.

Theo dự thảo, việc thành lập chương trình, dự án của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước để hoạt động TCVM thực hiện theo quy định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội và các quy định của pháp luật liên quan. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội thực hiện theo quy định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và các quy định của pháp luật liên quan.

Dự thảo nêu rõ, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được thành lập chương trình, dự án TCVM hoặc kể từ ngày sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước, tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải đăng ký hoạt động TCVM, việc bổ sung, sửa đổi nội dung hoạt động TCVM theo quy định với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có chương trình, dự án TCVM.

Trong thời hạn 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, chương trình, dự án TCVM phải thông báo công khai tại trụ sở của chương trình, dự án TCVM và thông báo trên đài phát thanh của địa phương về nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động, địa bàn hoạt động, đối tượng phục vụ của chương tình, dự án TCVM.

Trước ngày khai trương hoạt động, chương trình, dự án TCVM phải có trụ sở làm việc, phương tiện, trang thiết bị cần thiết, bảo đảm thuận lợi, an toàn cho hoạt động của chương trình, dự án TCVM.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý dự thảo trên website của cơ quan này.

Tuệ Văn

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp lại kêu thuế nhà thầu (21/05/2015)

>   Chè xuất khẩu bị từ chối: Hệ lụy từ những bất cập (21/05/2015)

>   Phát triển công nghiệp ôtô: “Nút thắt” từ chính sách thuế? (21/05/2015)

>   Taxi tại Hà Nội chính thức tăng giá cước (21/05/2015)

>   Xuất khẩu dăm gỗ: Khi nào áp thuế xuất khẩu? (21/05/2015)

>   K +: Độc quyền vẫn lỗ ngàn tỷ (21/05/2015)

>   Điện thoại “thương hiệu Việt”: Bao giờ mới thôi định kiến? (21/05/2015)

>   Hàn Quốc thông qua khoản vay trị giá 77 triệu USD cho Việt Nam (20/05/2015)

>   Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực nông nghiệp (20/05/2015)

>   Doanh nghiệp vẫn băn khoăn với quy định về con dấu (20/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật