Thứ Năm, 21/05/2015 15:11

Phát triển công nghiệp ôtô: “Nút thắt” từ chính sách thuế?

"Những phương án được doanh nghiệp đề xuất có thể là giải pháp khả thi và có thể cân nhắc áp dụng để duy trì và phát triển sản xuất trong nước sau năm 2018" - Đó là khẳng định của ông Yoshihisa Maruta - Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam (TMV) - trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Ông Yoshihisa Maruta- Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam (TMV)

Được biết, TMV đã gửi đề xuất tới Bộ Công Thương về những chính sách hỗ trợ cho việc phát triển ngành công nghiệp ôtô. Ông có thể nói rõ hơn về những đề xuất này?

Hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình thảo luận với Chính phủ và Bộ Công Thương nhằm giúp tìm ra giải pháp tối ưu nhất để phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, vì vậy tôi chỉ có thể giải thích về quan điểm chung. Năm 2018, thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống 0%, nên năm 2015 là thời điểm rất quan trọng với chúng tôi và các nhà sản xuất ôtô trong việc chuẩn bị và xây dựng kế hoạch để tồn tại và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với xe nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN sau thời điểm 2018.

TMV đã đưa ra 4 nội dung đề xuất cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước, tập trung nhiều vào việc xem xét thay đổi chính sách thuế. Đây không phải là những điều kiện để TMV tiếp tục sản xuất tại Việt Nam mà những phương án này có thể là giải pháp khả thi và có thể cân nhắc áp dụng để duy trì và phát triển sản xuất trong nước sau năm 2018.

Tại sao TMV lại đưa ra các đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe CKD và giảm thuế nhập khẩu linh kiện, thưa ông?

Hiện nay, cơ sở để tính thuế TTĐB đối với xe CKD là dựa trên giá bán buôn, trong khi đó đối với xe CBU thì chỉ dựa trên giá CIF nhập khẩu. Điều này là không công bằng và khiến thuế TTĐB đối với xe CKD cao hơn xe CBU, bởi vì cơ sở tính thuế TTĐB cho CKD (giá bán buôn) còn bao gồm cả chi phí hành chính, vận chuyển, chi phí bán hàng và lợi nhuận của nhà sản xuất... Để bảo đảm công bằng giữa xe CKD và CBU, chúng tôi đề xuất điều chỉnh và áp chung một cơ sở tính thuế TTĐB cho cả hai sản phẩm xe này. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hơn nữa, hiện đang có sự chênh lệch về chi phí giữa xe sản xuất tại Việt Nam và xe nhập khẩu từ ASEAN. Vì vậy, sau năm 2018, xe sản xuất trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với xe nhập khẩu. Việc giảm thuế TTĐB sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho xe sản xuất trong nước. Nếu đề xuất này được thông qua sẽ giúp cho cả nhà sản xuất và khách hàng đều được hưởng lợi.

Đối với đề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện từ Nhật Bản xuống còn 0% là do Thái Lan và Indonesia hiện đang áp dụng chính sách này, nên để tạo sự công bằng cho xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu từ hai thị trường trên thì thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng từ Nhật Bản cần cân nhắc để áp ở mức tương tự.

Theo ông, đâu là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp sản xuất ôtô tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất tại Việt Nam sau năm 2018?

Hiện nay, vấn đề đang được quan tâm là khi Hiệp định Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) sẽ về mức bằng 0% trước khi thị trường đủ mạnh. Do vậy, để phát triển ngành công nghiệp ôtô, có 2 điểm quan trọng cần được chú trọng: Thứ nhất, áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ôtô đến khi thị trường có dung lượng đủ lớn; thứ hai, áp dụng chính sách thuế phí ổn định và tiếp tục phát triển thị trường. Về dài hạn, chúng tôi tin tưởng rằng thị trường ôtô Việt Nam sẽ lớn mạnh và ngành công nghiệp ôtô sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Linh

Báo công thương

Các tin tức khác

>   Taxi tại Hà Nội chính thức tăng giá cước (21/05/2015)

>   Xuất khẩu dăm gỗ: Khi nào áp thuế xuất khẩu? (21/05/2015)

>   K +: Độc quyền vẫn lỗ ngàn tỷ (21/05/2015)

>   Điện thoại “thương hiệu Việt”: Bao giờ mới thôi định kiến? (21/05/2015)

>   Hàn Quốc thông qua khoản vay trị giá 77 triệu USD cho Việt Nam (20/05/2015)

>   Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực nông nghiệp (20/05/2015)

>   Doanh nghiệp vẫn băn khoăn với quy định về con dấu (20/05/2015)

>   Lương lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước tối đa 100 triệu đồng (20/05/2015)

>   'Bán' sân bay, cảng biển: Đừng quá sức dân (20/05/2015)

>   Việt Nam đang đầu tư vào nước nào nhiều nhất? (20/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật