Thứ Hai, 02/03/2015 10:24

Cổ phiếu Thủy sản: Quay trở lại xu hướng tăng hay tiếp tục điều chỉnh?

Khá nhiều cổ phiếu ngành Thủy sản đã có những phiên bật tăng trở lại gần đây, tiếp tục đà hồi phục bắt đầu từ giữa cuối tháng 12/2014, sau khi bị gián đoạn trong khoảng 3 tuần bởi những nhịp điều chỉnh giảm.

Liệu những phiên bật tăng gần đây có đủ giúp các cổ phiếu ngành này thoát khỏi xu hướng điều chỉnh giảm và xác lập lại xu hướng tăng bị yếu đi kể từ đầu tháng 11/2014?

Chỉ số ngành Thủy sản VS-Seafood

Chỉ số VS-Seafood vẫn đang trong xu hướng hồi phục. Vùng biến động này có cận trên là đường SMA100 và cận dưới là đường SMA200.

Một số tín hiệu tích cực đã xuất hiện trên VS-Seafood sau những nhịp bật tăng liên tục gần đây của các cổ phiếu ngành thủ sản như: Parabolic SAR đã cho tín hiệu mua mạnh, đường +DI vượt lên đường –DI và khối lượng khớp lệnh có sự gia tăng trở lại.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ngưỡng kháng cự vẫn cần phải phá vỡ để xác nhận VS-Seafood đã thực sự quay trở lại xu hướng tăng.

Thứ nhất, cận trên của kênh xu hướng giảm bắt đầu từ 10/11/2014. Đây là ngưỡng kháng cự khá hiệu quả trong ngắn hạn.

Thứ hai, đường SMA100 là một yếu tố dài hạn cần được chú ý. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ thì xu hướng dài hạn sẽ rất tích cực.

Việc phá vỡ các kháng cự này cũng sẽ kích hoạt các tín hiệu tích cực ở một số chỉ báo kỹ thuật khác do VS-Seafood hiện đang chuyển động sát bên dưới biên mây Kumo của Ichimoku Kinko Hyo, đồng thời MACD cũng chưa vượt đường 0 sau khi cắt lên đường tín hiệu.

Phân tích cổ phiếu Thủy sản nổi bật

FMC - CTCP Thực Phẩm Sao Ta

Tín hiệu kỹ thuật: Các chỉ báo kỹ thuật như MACD và Parabolic SAR cho thấy FMC đang duy trì trạng thái khá tích cực. MACD vẫn đang duy trì khá xa bên trên đường tín hiệu trong khi PSAR vẫn đang trong trạng thái mua.

ADX cũng bắt đầu tăng mạnh cho thấy xu hướng đang khá mạnh và có thể tiếp tục duy trì đà tăng trong giai đoạn sắp tới.

Tuy nhiên, FMC vẫn đang giằng co quanh đường SMA100 và bên dưới vùng kháng cự khá ”cứng” 24,300 – 24,800. Vùng này đã test thành công vào tháng 11/2014, tháng 12/2014 và tháng 01/2015 nên độ tin cậy rất cao.

Thanh khoản tăng trở lại, nhưng vẫn trồi sụt không ổn định cho thấy dòng tiền vẫn chưa thực sự mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, 4 phiên giao dịch gần đây xuất hiện khá nhiều các cây nến đen thân dài là tín hiệu cho thấy diễn biến tâm lý của nhà đầu tư khá tiêu cực.

Khuyến nghị: Mua vào khi giá phá lên vùng 24,300 – 24,800, với kỳ vọng tiến lên trở lại vùng đỉnh cũ 27,000 – 27,500. Nhanh chóng thoát ra khi giá rơi xuống trở lại dưới vùng 24,300 – 24,800.

HVG - CTCP Hùng Vương

Tín hiệu kỹ thuật: Giá HVG đã thoát khỏi kênh giảm giá (Regression Channel) ngắn hạn bắt đầu từ 07/10/2014. Bên cạnh đó, thanh khoản có sự gia tăng trở lại, đồng thời mẫu hình nến tích cực xuất hiện trên đồ thị khung thời gian tuần cũng củng cố thêm cho khả năng xác lập một nhịp tăng trưởng mới tại HVG.

Khá nhiều tín hiệu kỹ thuật cũng ủng hộ cho xu hướng tích cực của HVG như: MACD vượt lên trên ngưỡng 0 sau khi cắt lên đường tín hiệu, ADX cũng mạnh dần lên trong khi +DI duy trì khoảng cách phía trên đường -DI.

Tuy nhiên, do HVG vẫn chưa vượt qua được đường SMA100 nên vẫn sẽ còn lực cản đối với HVG nên có khả năng giá sẽ chưa thể tăng mạnh trong ngắn hạn.

Khuyến nghị: Mua tích lũy quanh vùng giá hiện tại với quan điểm nhanh chóng thoát ra khi đường SMA200 (vùng giá 19,500 - 21,000) bị xuyên thủng.

VHC - CTCP Vĩnh Hoàn

Tín hiệu kỹ thuật: Các tín hiệu cho thấy rủi ro đang có khả năng gia tăng trong ngắn hạn:

Đầu tiên là thanh khoản có dấu hiệu suy yếu.

Tiếp đó là Stochastic Oscillator có phân kỳ âm với giá, đồng thời đã phát tín hiệu bán và đang chuẩn bị rơi khỏi vùng overbought.

ADX cũng giảm cho thấy xu hướng tăng đang yếu dần đi. Đường -DI và +DI đang thu hẹp khoảng cách và có khả năng giao cắt cho thấy diễn biến giá của VHC có phần suy yếu.

Bollinger Bands đang nén mạnh cho thấy khả năng sẽ có sự biến động mạnh hơn trong giai đoạn sắp tới.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào mạnh nếu giá rơi xuống vùng 38,500 - 41,500. Đây là vùng có sự tích lũy khá dày đặc kéo dài từ giữa tháng 10/2014 đến cuối tháng 01/2015 nên độ tin cậy cao.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Tuần 02 - 06/03/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/03/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 02-06/03/2015 (01/03/2015)

>   Góc nhìn Point & Figure: Triển vọng tăng trưởng của TTCK Việt Nam là khá tốt (26/02/2015)

>   Tuần 24 - 27/02/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (23/02/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 24-27/02/2015 (22/02/2015)

>   Biến động các nhóm ngành giai đoạn sau Tết âm lịch (24/02/2015)

>   Ngày 12/02/2015: 10 cổ phiếu "nóng" dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (12/02/2015)

>   Trading System Tuần 09 – 13/02: Tín hiệu tăng xuất hiện trở lại (11/02/2015)

>   Ngày 10/02/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (10/02/2015)

>   Tuần 09 - 13/02/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (08/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật