Chủ Nhật, 01/02/2015 09:15

Chuyên gia: Thị trường nội địa đáng lo hơn xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng trong năm 2015 này Việt Nam không sợ sẽ giảm xuất khẩu, nhưng ngược lại cạnh tranh ở thị trường nội địa đối với doanh nghiệp trong nước sẽ rất khó khăn.

Tiến sĩ Trần Du Lịch đã nhận định như vậy tại “Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2015 với chủ đề Nắm vận hội – vượt thách thức vào ngày 31-1 do Câu lạc bộ Doanh nhân Bình Định tại TPHCM tổ chức.

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch dự báo thị trường xuất khẩu và kinh doanh ở thị trường nội địa tại Diễn đàn -Ảnh: Hùng Lê

Không lo mục tiêu xuất khẩu

Phân tích về nhận định của mình, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, về xuất khẩu, cơ hội của doanh nghiệp trong nước rất lớn nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký nhiều hiệp định song phương về thương mại tự do với các nước.

Ông Lịch cho rằng tỉ trọng hàng hóa Việt Nam tham gia thị trường thế giới trong tổng kim ngạch nhập khẩu thị trường thế giới hiện nay là quá nhỏ. Do đó, việc tăng xuất khẩu 10-15% trong năm nay không là gì so với quy mô thị trường thế giới mà chúng ta tham gia xuất khẩu.

Mặt khác, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay tốt hơn năm 2014, trong đó thị trường Việt Nam phát triển rất mạnh là thị trường Mỹ thì được dự báo thị trường này sẽ phát triển rất tốt.

Ngoài ra, hàng hóa Việt Nam, nhất là hàng tiêu dùng lại hướng vào phân khúc thị trường trung bình chứ không phải loại hàng cao cấp. Những mặt hàng như dệt may, da giầy, nông thủy hải sản… là những mặt hàng thiết yếu, có thị trường tương đối ổn định nên không lo sẽ bị sụt giảm.

Điểm đáng chú ý khác là hiện nay doanh nghiệp trong nước không còn khó khăn trong việc mày mò tìm thị trường xuất khẩu như ở giai đoạn đầu của những năm trước mà họ đã có nhiều kinh nghiệm để tham gia đẩy mạnh xuất khẩu ở những thị trường mới.

Với tất cả những yếu tố trên ông Lịch tin rằng năm 2015 này việc tăng xuất khẩu hơn 10% sẽ không phải là bất khả thi và không lo cho kế hoạch này lắm.

Nhưng rất lo thị trường nội địa

Tuy nhiên vấn đề lo lắng nhất hiện nay theo ông Lịch lại chính là thị trường nội địa. Thị trường trong nước hiện nay quản lý chưa tốt, cách kinh doanh của doanh nghiệp chưa song phẳng với nạn hàng gian, hàng giả, hàng nhái gia tăng.

Tình trạng hàng lậu qua biên giới, hàng nhái gia tăng, thật giả lẫn lộn đang làm cho doanh nghiệp chân chính trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn. Đơn cử là tình trạng hàng Trung Quốc "đội" nhãn hiệu hàng Việt Nam để có thể tiêu thụ được ngay chính ở thị trường trong nước đang gia tăng ngày càng cao. Ông Lịch cho rằng nếu không trị được những trường hợp này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm chết.

Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước là cần làm rõ, cho không còn lẫn lộn giữa hàng thật và giả. Theo ông Lịch gian lận thương mại phải chấm dứt, phải triệt tiêu thì thị trường trong nước mới tốt được và doanh nghiệp trong nước mới phát triển được.

Một khó khăn khác mà theo ông Lịch dẫn đến doanh nghiệp trong nước thua ngay ở "sân nhà" chính là hệ thống phân phối của doanh nghiệp quá yếu kém. Chuyên gia kinh tế này xem hệ thống phân phối là vấn đề tồn tại lớn hiện nay của doanh nghiệp bởi nó sẽ ảnh hưởng nhất định khi chọn nhà cung cấp. Các chuỗi phân phối chi phối sản xuất, trong khi các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại hiện nay các doanh nghiệp trong nước phân lớn chưa vươn lên được.

Thậm chí một số chủ hệ thống bán lẻ, tập đoàn kinh doanh lớn trong nước còn bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến cơ hội hàng hóa của doanh nghiệp trong nước vào các kênh này rất khó khăn.

Ông Lịch cho rằng hiện nay có nhiều ngành doanh nghiệp trong nước phát triển rất tốt, hình thành được những tập đoàn và "đại gia" nhưng chưa thấy "đại gia" tiêu biểu nào cho việc tổ chức mạng lưới phân phối tốt. Do đó, chính sách Nhà nước là phải làm sao khuyến khích phát triển tốt các "đại gia" phân phối trong nước tốt. Điều này sẽ giúp phát triển tốt việc tiêu thụ hàng hóa trong nước.

... đọc tiếp tại đây

Quốc Hùng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Hợp đồng ảo, đối tác ma ‘cướp’ tiền của DN Việt (01/02/2015)

>   Siết thương mại tiểu ngạch: tác động thế nào? (31/01/2015)

>   Đường sắt ‘thắt’ đường bộ (31/01/2015)

>   Thị trường bán lẻ nội địa trước nguy cơ mất thương hiệu Việt (31/01/2015)

>   Chủ tịch VCCI: Cần “thoái sức Nhà nước” ra khỏi lĩnh vực dịch vụ công (31/01/2015)

>   Doanh nghiệp và AEC: Tự tin trước sức ép (31/01/2015)

>   Điểm mặt 39 nhà xe không chịu giảm cước (31/01/2015)

>   Hơn 40 doanh nghiệp Thái Lan đến TP.HCM xúc tiến đầu tư (30/01/2015)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam-Philippines phấn đấu vượt 3 tỷ USD (30/01/2015)

>   Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ thống lĩnh thị trường (30/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật