Thứ Bảy, 31/01/2015 10:55

Doanh nghiệp và AEC: Tự tin trước sức ép

Các chuyên gia đều cho rằng doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh gay gắt khi AEC được thành lập. Và để vượt qua, họ cần phải tự tin, chủ động đón thách thức.

Có đến 80% doanh nghiệp chưa ý thức được những cơ hội và thách thức do AEC mang lại.

80% doanh nghiệp thờ ơ

Tại các cuộc tọa đàm và diễn đàn thảo luận về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được tổ chức cuối tuần qua, băn khoăn và lo lắng là cảm xúc của phần lớn chuyên gia kinh tế khi đánh giá về sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam trước thềm AEC.

Tại Tọa đàm “Hóa giải thách thức từ cộng đồng AEC”, khi xét trên trên thang điểm 10 về mức độ chuẩn bị của Việt Nam, GS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) thẳng thắn, chấm ở tầm vĩ mô có thể đạt điểm 5 nhưng từ phía doanh nghiệp thì chỉ dưới 5.

“Theo nghiên cứu của Đại học Kinh tế, có đến 60% doanh nghiệp không có kiến thức về AEC. Nếu có, họ chỉ biết có một trụ cột, trong khi AEC có đến bốn trụ cột”, ông Sơn lo ngại.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Lê Vĩnh Sơn cũng đồng tình với GS.TS Nguyễn Hồng Sơn và tiết lộ thêm một con số “giật mình”. Có đến 80% doanh nghiệp chưa ý thức được hội nhập đang ở rất gần và những cơ hội và thách thức do AEC mang lại. 60% không biết điều gì đang đợi họ.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận AEC tốt hơn, GS.TS Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, trước mắt cần phải xác định nguyên nhân tại sao doanh nghiệp lại không quan tâm. Ông Sơn chỉ ra bốn nguyên nhân khiến doanh nghiệp “chê” AEC. Đầu tiên, phần lớn doanh nghiệp không coi đây là thị trường quan trọng vì cho rằng các nước ASEAN có cơ cấu kinh tế giống nhau, lại tương đồng về văn hóa nên rất khó xâm nhập. Chất lượng hàng hóa không đòi hỏi quá cao. Vẫn còn một khoảng cách lớn trong việc tuyên truyền về AEC so với việc tuyên truyền về các FTA hay về WTO. Thông tin cung cấp cho doanh nghiệp ít thiết thực. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mới vượt qua khó khăn do bất ổn vĩ mô vừa qua nên không đủ thời gian chuẩn bị.

Sức ép cạnh tranh lớn

Theo GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, thách thức lớn nhất là cạnh tranh toàn diện, không chỉ ở nước ngoài, mà ngay cả ở trong nước; không chỉ đến từ doanh nghiệp các nước ASEAN, mà còn đến từ các nước ASEAN+ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

“Việt Nam phải cạnh tranh cả về hàng hoá, và dịch vụ, đầu tư, sự di chuyển nguồn lao động có kỹ năng. Các nước ASEAN và ASEAN+ có bề dày kinh tế thị trường, chuẩn bị tốt hơn, sẵn sàng, chủ động hơn; trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đang phải nỗ lực để vượt qua bất ổn trong kinh tế vĩ mô những năm vừa qua”, ông Sơn nói.

Nhìn nhận từ góc độ này, tại Diễn đàn Thách thức 2015 ngày 24/1, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, hội nhập AEC, Việt Nam có một vài lĩnh vực có khả năng cạnh tranh. Nhưng trên vô số lĩnh vực, Việt Nam bị coi là nền kinh tế khó cạnh tranh hơn các nước còn lại. Thậm chí, có những ngành có khả năng thua rất lớn.

Ngành bán lẻ, tiêu dùng được các chuyên gia dự báo là ngành chịu tổn thương nhiều nhất. Cuộc đổ bộ rầm rộ của các đại gia bán lẻ Thái Lan gần đây khiến cho sức ép cạnh tranh trên thị trường bán lẻ đang gay gắt hơn bao giờ hết. “Thách thức lớn nhất khi AEC thành lập là việc ASEAN thâm nhập thị trường Việt Nam, coi Việt Nam như cứ điểm của họ. 52% doanh nghiệp Thái Lan trả lời cơ hội lớn nhất của họ là ở thị trường nội địa của Việt Nam. Thị trường 90 triệu dân của Việt Nam rất tiềm năng. Họ sẽ đi vào Việt Nam bằng hai chân, một là siêu thị lớn, hai là cửa hàng tiện ích nhỏ - thị trường truyền thống của Việt Nam”, bà Lan cảnh báo.

Chủ động đón thách thức

Thừa nhận doanh nghiệp sẽ gặp vô vàn thách thức khi AEC thành lập nhưng Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt qua và vươn lên mạnh mẽ nếu biết chủ động đón thách thức.

Đánh giá về lộ trình thực hiện các cam kết trong AEC, Thứ trưởng cho biết Việt Nam cùng với Singapore được đánh giá là hai nước có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt vĩ mô cho sự ra đời AEC.

Ông tin rằng sức ép cạnh tranh cũng là động lực để doanh nghiệp nội đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. “Ở thời điểm năm 1995, khi chúng ta chuẩn bị gia nhập ASEAN, nền kinh tế vô cùng lạc hậu, bị cấm vận, cô lập, khó khăn tứ bề, nhưng chúng ta đã chứng minh cho bạn bè khu vực và quốc tế về khả năng hội nhập, phát triển của Việt Nam. Đến nay, chúng ta đã có những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực và quốc tế, như Vinamilk, FPT, Massan hay Viettel… Nói như vậy để chúng ta tự tin vượt qua những thách thức đặt ra trong tiến trình hội nhập AEC”, ông Tú lạc quan.

Xem thêm:

* AEC: Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

* AEC 2015: Đan xen lợi ích và thách thức

* Tìm cơ hội ở thị trường AEC


 

Diễn Tú

thế giới & việt nam

 

Các tin tức khác

>   Điểm mặt 39 nhà xe không chịu giảm cước (31/01/2015)

>   Hơn 40 doanh nghiệp Thái Lan đến TP.HCM xúc tiến đầu tư (30/01/2015)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam-Philippines phấn đấu vượt 3 tỷ USD (30/01/2015)

>   Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ thống lĩnh thị trường (30/01/2015)

>   Công nghiệp tăng trưởng cao tháng đầu năm (30/01/2015)

>   Việt Nam không bán phá giá cá tra, basa philê vào Mỹ (30/01/2015)

>   Sẽ có 77 nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện trong năm 2015 (30/01/2015)

>   Thị trường nhập khẩu phân bón 2014: Trung Quốc chiếm trên 53% (30/01/2015)

>   Rộng cửa xuất khẩu sang Mỹ (30/01/2015)

>   Doanh thu SCG năm 2014 đạt trên 15 tỷ USD (29/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật