Thứ Hai, 12/01/2015 14:14

Tuyến cáp nào có thể thay cho AAG khi sự cố?

Chỉ trong 6 năm đi vào hoạt động, từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang biển AAG liên tục xảy ra sự cố. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 lần trục trặc, thời gian khắc phục kéo dài…

Theo đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (Asia America Gate Way - AAG), ngày 5/1/2015, cáp quang biển AAG lại gặp sự cố tại phân đoạn cách trạm cập bờ Vũng Tàu 117 km và thời gian khắc phục sự cố hiện vẫn chưa được thông báo chính xác.

Tuyến cáp quang biển AAG đã từng được coi là tuyến kết nối internet quốc tế huyết mạch với chi phí đầu tư tới 553 triệu đô thực sự đã không đảm bảo được mức độ kỳ vọng của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng. Chỉ trong 6 năm đi vào hoạt động, từ tháng 11/2009, liên tục xảy ra sự cố. Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 lần trục trặc, thời gian khắc phục kéo dài ít thì 5 ngày, nhiều thì 10 ngày mà có khi lên đến cả tháng trời khiến người dùng Internet tại Việt Nam hoài nghi về chất lượng, sự ổn định của tuyến cáp quang biển này.

Với các nhà mạng có dung lượng đường truyền Internet quốc tế qua AAG chiếm từ 50 - 80%, việc lưu lượng băng thông bị sụt giảm, hướng truy cập Internet quốc tế của khách hàng chắc chắn bị ảnh hưởng. Để thay thế tuyến cáp quang biển AAG (một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới có chiều dài tới 20.000km) hiện nay là điều không thể. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam hiện nay như VNPT, Viettel, CMC, FPT hầu hết đều sử dụng các tuyến đường dự phòng để bổ sung dung lượng Internet cho tuyến cáp quang AAG.

Trao đổi với CMC Telecom được biết, nhà mạng này hiện chỉ sử dụng 15% lưu lượng kết nối từ tuyến cáp quang biển AAG nên mức độ ảnh hưởng tới khách hàng khi truy cập Internet hướng quốc tế hầu như rất nhỏ. CMC Telecom ngoài việc sử dụng các hướng dự phòng là tuyến cáp quang biển Liên Á (IACS) còn sở hữu tuyến cáp quang đất liền kết nối hướng Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Hiện tại, CMC Telecom và các nhà mạng lớn khác như VNPT, Viettel, FPT cũng đang chung tay đầu tư vào tuyến cáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway). Với chiều dài hơn 11.000km và băng thông dự kiến 4Tbps, tuyến cáp quang biển này sẽ góp phần vào việc đảm bảo lưu lượng băng thông truy cập ra hướng quốc tế cho Việt Nam. Tuyến cáp APG dự kiến ra mắt cuối năm 2015 này sẽ giúp người dùng Internet Việt Nam yên tâm hơn về tốc độ và sự ổn định.

 Thúy Ngà

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Năm 2015: Xuất khẩu đồ gỗ có thể đạt 7 tỷ US (12/01/2015)

>   DN cá tra trước lựa chọn nghiệt ngã (12/01/2015)

>   Ngành điện TKV: Hoạt động theo mô hình cổ phần từ 1/4/2015 (12/01/2015)

>   Lương mới của phi công Vietnam Airlines có gì đặc biệt? (12/01/2015)

>   Tái cơ cấu các doanh nghiệp ngành GTVT: Tạo động lực mới (12/01/2015)

>   Vinafood 2 sẽ mua toàn bộ lúa mùa nổi cho nông dân (12/01/2015)

>   Ôtô sang thuế 200%: Nhiều tiền, chơi đẹp phải chịu đắt? (12/01/2015)

>   Doanh nghiệp ở Bình Dương đang “khát” lao động phổ thông (12/01/2015)

>   Bài học Parkson Landmark 72: Yếu bị đào thải (12/01/2015)

>   25.900 tỉ đồng kéo khách đi xe buýt (12/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật