Thứ Hai, 12/01/2015 10:23

Lương mới của phi công Vietnam Airlines có gì đặc biệt?

Khung tiền lương cơ bản mới của phi công, một cơ trưởng người Việt Nam lái tàu bay A321 có bậc cao nhất hưởng lương 92 triệu đồng/tháng (trước thuế), cơ trưởng bậc cao nhất B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng (trước thuế).

Sau Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về quản lý đảm bảo nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - VietnamAirlines (VNA), ngay trong tuần này, Đoàn bay 919 (thuộc VNA) sẽ tổ chức họp phổ biến chế độ lương mới đối với phi công của Tổng Công ty.

Một phi công đã đưa ra mức so sánh tiền lương cơ bản của VNA với một hãng hàng không khác trong nước để thấy mức chênh lệch. Ảnh minh họa

Cụ thể, Đoàn bay 919 dự kiến thực hiện họp tại hai địa điểm ở Đoàn bay phía Nam và Đoàn bay phía Bắc. Nội dung nhằm phổ biến chế độ lương mới đối với phi công từ ngày 1.1.2015. Đoàn bay 919 coi đây là buổi họp có tính chất quan trọng nên đã đề nghị toàn thể phi công không đi làm nhiệm vụ bố trí thời gian đến dự.

Theo khung tiền lương cơ bản của phi công dự kiến áp dụng, một cơ trưởng người Việt Nam lái tàu bay A321 có bậc cao nhất hưởng lương 92 triệu đồng/tháng (trước thuế), cơ trưởng bậc cao nhất lái B777, B787, A330, A350 hưởng mức lương 102 triệu đồng/tháng (trước thuế).

Mức thu nhập cao nhất trong khung tiền lương cơ bản của phi công thuộc về chức danh Giáo viên kiểm tra năng định (TRE). Cụ thể, Giáo viên kiểm tra năng định các loại tàu bay B777, B787, A330, A350 hưởng lương trước thuế là 132 triệu đồng/tháng, đối với tàu bay A321 là 122 triệu đồng/tháng và ATR72/F70 là 109 triệu đồng/tháng.

Một phi công đã đưa ra mức so sánh tiền lương cơ bản của VNA với một hãng hàng không khác trong nước để thấy mức chênh lệch. Cụ thể, ở cùng vị trí cơ trưởng A321, phi công người Việt Nam ở hãng hàng không nội địa khác được trả khoảng 160 triệu đồng/tháng (sau thuế). Chưa kể, ngay trong nội bộ phi công VNA cũng đã có sự chênh lệch về thu nhập giữa phi công Việt Nam và phi công nước ngoài.

Theo công bố của VNA trước khi thực hiện IPO, mức lương trung bình dành cho phi công của VNA là 74,8 triệu đồng/tháng, vị trí tiếp viên là 18,7 triệu đồng/tháng. Chi phí nhân công chiếm khoảng 8 - 9% cơ cấu chi phí của Tổng Công ty.

Trước đó, sau khi nhiều nhân viên kỹ thuật cao của VNA xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác,  Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành chỉ thị về quản lý, đảm bảo nguồn nhân lực tại VNA.

Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu VNA rà soát, thực hiện chế độ tiền lương để tăng thu nhập cho lực lượng lao động kỹ thuật cao, cùng các chế độ đãi ngộ khác. Việc này phải hoàn thành trong quý I năm 2015.

Theo Chỉ thị, trong thời gian qua tại VNA đã xảy ra hiện tượng nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao liên quan đến hoạt động khai thác, bảo dưỡng tàu bay nghỉ việc để xin chuyển sang làm việc tại các hãng hàng không khác. Hiện tượng này tạo ra sự xáo trộn, suy giảm nguồn nhân lực kỹ thuật cao (phi công, điều hành khai thác bay, nhân viên kỹ thuật tàu bay) của VNA. Bộ GTVT coi hiện tượng này là "tình hình cấp bách".

Hiện tượng trên được cho là tác động trực tiếp đến việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hãng hàng không quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, cũng như uy hiếp an toàn bay.

Bộ GTVT yêu cầu VNA phải thực hiện những giải pháp cấp bách về chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục để ổn định tình hình, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tổng Công ty. Hãng cũng phải rà soát, bổ sung kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không tạm thời chưa xem xét chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của VNA. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra các hãng hàng không Việt Nam để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực khai thác của hãng.

Bộ GTVT giao Cục Hàng không rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hãng hàng không Việt Nam, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Vinh Hải

dân Việt

Các tin tức khác

>   Tái cơ cấu các doanh nghiệp ngành GTVT: Tạo động lực mới (12/01/2015)

>   Vinafood 2 sẽ mua toàn bộ lúa mùa nổi cho nông dân (12/01/2015)

>   Ôtô sang thuế 200%: Nhiều tiền, chơi đẹp phải chịu đắt? (12/01/2015)

>   Doanh nghiệp ở Bình Dương đang “khát” lao động phổ thông (12/01/2015)

>   Bài học Parkson Landmark 72: Yếu bị đào thải (12/01/2015)

>   25.900 tỉ đồng kéo khách đi xe buýt (12/01/2015)

>   Bạch Đằng đóng bến, du lịch về đâu? (12/01/2015)

>   Đường, muối ê hề vẫn nhập (11/01/2015)

>   Người tiêu dùng Việt mua sắm gần 158.000 ôtô năm 2014 (11/01/2015)

>   Đón khách quốc tế không chỉ là tiền (11/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật