Chủ Nhật, 25/01/2015 22:02

Muốn thu hút đầu tư, giá điện phải phù hợp

Ngân hàng Thế giới Việt Nam tại (WB) vừa có buổi thuyết trình Dự thảo Báo cáo cuối cùng về xây dựng kế hoạch cải thiện tình hình tài chính cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên.

Theo WB, nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 dự kiến là 12%. Với mức tăng trưởng đó, tổng vốn đầu tư cho các dự án điện sẽ vào khoảng 7,5 tỷ USD/năm, lớn hơn nhiều so với mức đầu tư những năm gần đây (2,5-2,6 tỷ USD). Trong đó, 70% số vốn này phụ thuộc vào khu vực tư nhân thông qua các dự án IPP (nhà máy điện độc lập).

Tuy nhiên, từ tháng 6/2013 đến nay, giá điện đã không tăng, biểu giá điện hiện đang dưới giá thành khiến mục tiêu thu hút đầu tư trở nên khó khăn. Bởi lẽ, các nhà đầu tư tư nhân chỉ đầu tư vào các dự án phát điện với điều kiện giá điện phản ánh đúng chi phí và bao gồm cả các yếu tố như chênh lệch tỷ giá, giá nhiên liệu, điều kiện thủy văn…

Cũng theo WB, giá điện cũng sẽ là “nút thắt” quan trọng cần tháo gỡ để cải thiện tình hình tài chính của EVN. Hiện tại, EVN vẫn đang đứng trước những thách thức lớn. Vì vậy, từ nay đến nửa cuối năm 2016, cần thiết phải tăng giá bán điện lên mức cao nhất có thể trong khung 10% theo Quyết định 2165/QĐ-TTg cho mỗi chu kỳ 6 tháng. Sau đó, nhu cầu về việc tăng giá sẽ giảm xuống và biểu giá điện cần được điều chỉnh ở mức thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến. WB cũng bổ sung đánh giá tác động của việc tăng giá với các biện pháp được cho là khả thi khi thực hiện và người sử dụng điện dễ chấp thuận hơn.

Theo các chuyên gia, dù còn nhiều biện pháp để xử lý các tài sản không thiết yếu, cắt giảm lao động, cải tạo các nhà máy điện cũ và tăng năng suất lao động, nhưng thách thức vẫn còn nhiều ở cả 6 lĩnh vực rủi ro chính là thủy văn, chênh lệch tỷ giá, quản lý nợ, khả năng thu hút vốn tư nhân, phản ứng từ khách hàng và quản trị DN. Các rủi ro này cần những biện pháp riêng biệt, như lập quỹ bình ổn khoảng 2% doanh thu/năm, tăng phần vay vào bảo hiểm rủi ro trong các thị trường nội địa để giảm lỗ chênh lệch tỷ giá khi phải xây dựng nhà máy, hệ thống truyền tải bằng ngoại tệ và thu tiền điện bằng VND.

WB khuyến nghị, Việt Nam cần thực hiện tăng giá điện sớm nhất để cải thiện tình hình tài chính của ngành điện nhằm thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu phụ tải dự báo tăng mạnh trong thời gian tới.

Trần Khánh

công thương

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp Việt dễ phá sản (25/01/2015)

>   Bán DN thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (25/01/2015)

>   Vietnam Airlines chuyển giao một số đường bay cho VASCO khai thác (25/01/2015)

>   Bao giờ thuốc nội “đánh bật” thuốc ngoại? (24/01/2015)

>   Các hãng xe phải giảm giá cước trước Tết (24/01/2015)

>   Đình chỉ vụ 'hủy nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường Đại học Hoa Sen' (24/01/2015)

>   Việt Nam và EU kết thúc vòng đàm phán cuối cùng về FTA (24/01/2015)

>   Bộ Tài chính: Giá cả hàng hóa sẽ ổn định trong dịp Tết (24/01/2015)

>   Vốn ODA: Tăng quản lý, thêm lòng tin (23/01/2015)

>   “Tăng lực” cho xuất khẩu gạo (24/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật