Thứ Tư, 10/12/2014 10:03

Trading System Tuần 08 – 12/12: Các mô hình không quá bi quan

Tín hiệu mua của tất cả các hệ thống cho thấy nguy cơ điều chỉnh trên diện rộng là khó xảy ra. Bên cạnh dó, nếu thanh khoản cũng tăng trưởng thì khả năng phục hồi ngắn hạn sẽ được cải thiện. Nhà đầu tư có thể bắt đáy nhẹ trong thời gian tới nếu như thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì mức hiện nay.

Phân tích các Trading System để xác định xu hướng, dự báo các điểm đảo chiều và chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi sử dụng VS 100 để phân tích nhằm hạn chế các tín hiệu nhiễu từ các chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Directional Movement System

Xu hướng: Giảm dài hạn – Tăng ngắn hạn

Sub-Indicator: Trạng thái Giảm đã chuyển sang Tăng và duy trì được 2 tuần liên tiếp cho thấy sự tích cực đang dần xuất hiện dù thị trường đang trong giai đoạn có nhiều xáo trộn. Khoảng cách giữa hai đường này khá lớn nên khả năng mô hình cho tín hiệu bán trở lại là không cao.

Mặc dù ADX liên tục tăng nhưng chỉ đạt mức khá thấp 20. Vì vậy, tình trạng No Trade Zone có thể sẽ duy trì trong thời gian tới. Điều này cũng góp phần cho thấy xu hướng thị trường còn khá yếu trong ngắn hạn.

MA, BBs & PSAR

Xu hướng: Tăng

Sub-Indicator: Mô hình đã cho tín hiệu mua mạnh từ 6 tuần trước và liên tục duy trì được đà tăng trưởng. Tuy nhiên, một tín hiệu rất đáng chú ý là đường Parabolic SAR liên tục di chuyển đi lên và thu hẹp dần khoảng cách với giá. Điều này cho thấy khả năng rung lắc mạnh là hoàn toàn có thể xảy ra trong ngắn hạn.

Đường middle của Bollinger Bands đang đi lên nhẹ và sẽ tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ nếu giá có điều chỉnh trở lại.

MACD & STO

Xu hướng: Tăng

Sub-Indicator: Mô hình đã cho tín hiệu mua trở lại dù thị trường biến động khá tiêu cực. Điều này cho thấy đà tăng có thể quay trở lại và mạnh mẽ hơn trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, khối lượng tăng nhẹ và vượt mức trung bình 20 phiên gần nhất chứng tỏ lực cầu đang phục hồi.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đang duy trì trong vùng overbought nhưng chưa cho tín hiệu bán nên rủi ro trong ngắn hạn không quá cao.

RMO Trade Model

Xu hướng: Tăng

Sub-Indicator: Hai đường Swing Trd 2 và Swing Trd 3 đã cho tín hiệu mua. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa hai đường Swing Trd 2 và Swing Trd 3 là khá lớn nên khả năng cho tín hiệu bán trở lại không cao.

Chỉ báo RMO tiếp tục đi lên mạnh trong những tuần gần đây. Nếu chỉ báo này vẫn duy trì bên trên đường 0 trong thời gian tới thì nhiều khả năng sẽ không có hiện tượng sụt giảm sâu xảy ra.

Kết luận: Tín hiệu mua của tất cả các hệ thống cho thấy nguy cơ điều chỉnh trên diện rộng là khó xảy ra. Bên cạnh dó, nếu thanh khoản cũng tăng trưởng thì khả năng phục hồi ngắn hạn sẽ được cải thiện. Nhà đầu tư có thể bắt đáy nhẹ trong thời gian tới nếu như thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì mức hiện nay.

Nguyễn Quang Minh

Các tin tức khác

>   Tuần 08 - 12/12: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (07/12/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 08 - 12/12/2014 (07/12/2014)

>   Ngày 04/12: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (04/12/2014)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: SBC - CTCP Vận Tải & Giao Nhận Bia Sài Gòn (04/12/2014)

>   Xu hướng giá vàng và giá dầu thế giới có gì đáng chú ý? (03/12/2014)

>   Ngày 02/12: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (02/12/2014)

>   Trading System Tuần 01 – 05/12: Thận trọng gia tăng (03/12/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01 - 05/12/2014 (30/11/2014)

>   Tuần 01 - 05/12: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (30/11/2014)

>   Chứng khoán điều chỉnh: Bi quan quá mức liệu có hợp lý? (27/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật