Thứ Bảy, 06/12/2014 09:08

Chuẩn bị “gả bán” cảng Sài Gòn

Được định giá gần 4.000 tỷ đồng, theo kế hoạch Cảng Sài Gòn phải hoàn thành công tác cổ phần hóa trong quý I năm 2015.

Ban chỉ đạo cổ phần hóa Cảng Sài Gòn vừa trình Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines phê duyệt giá trị doanh nghiệp thời điểm 0h ngày 1/1/2014 của Công ty TNHH MTV cảng Sài Gòn để cổ phần hóa là 3.995 tỷ đồng.

Cụ thể, giá trị thực tế của cảng Sài Gòn được xác định là 3.955,2 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 2.162,9 tỷ đồng.

Trong số các tài sản đang dùng của Cảng Sài Gòn trị giá 3.995,2 tỷ đồng có 3.336,7 tỷ đồng tài sản cố định và đầu tư dài hạn; 370,9 tỷ đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; 0,998 tỷ đồng là giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; 246,532 tỷ đồng giá trị quyền sử dụng đất.

Được biết, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, Cảng Sài Gòn đã đối chiếu được 98,21% các khoản công nợ phải thu và 92% các khoản công nợ phải trả.

Ngoài việc tiếp tục đối chiếu các khoản công nợ, Cảng Sài Gòn còn phải tiếp tục làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để có văn bản về giá đất đối với 3 khu đất được giao có nộp tiền sử dụng đất tại cảng SSIT, CMIT và 154 Hạ Long, thành phố Vũng Tàu.

Đây là bước quyết định để doanh nghiệp khai thác cảng lớn nhất trong hệ thống của Vinalines có thể cổ phần hóa xong theo kế hoạch (quý I năm 2015) theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải.

Trước đó, Hội đồng thành viên Vinalines đã thống nhất được tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi mua cổ phần tại cảng Sài Gòn.

Theo đó, đối tượng được chọn là nhà đầu tư trong và ngoài nước có chức năng kinh doanh và hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông, đường bộ; kinh doanh dịch vụ logistics; quản lý và khai thác cảng biển; tài chính, ngân hàng; có thời gian hoạt động liên tục tối thiểu đến năm 2014 là 5 năm; có số vốn chủ sở hữu tối thiểu là 50 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu là 70 tỷ đồng vào niên độ tài chính năm 2013.

Theo Vinalines, Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ sở hữu theo Quyết định số 2684/QĐ-BGTVT ngày 30/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác cảng biển, xếp dỡ hàng hóa, vận tải, kho bãi, dịch vụ hàng hải, logistics...

Hiện nay, Cảng Sài Gòn đang trực tiếp quản lý, khai thác và đầu tư góp vốn tại các cảng biển trọng điểm khu vực TP.HCM và Bà Rịa Vũng Tàu gồm: Cảng Nhà Rồng Khánh Hội, Cảng Tân Thuận, Cảng Tân Thuận 2, Cảng Hành khách tàu biển, Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, Cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ, Cảng tổng hợp Thị Vải và các cảng nước sâu tại Cái Mép - Thị Vải (SP-PSA, CMIT, SSIT).

Đến nay, các doanh nghiệp cảng biển thuộc Vinalines đã tiến hành cổ phần hóa, gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang, Khuyến Lương, Quy Nhơn. 5 doanh nghiệp cảng biển còn lại do Nhà nước nắm giữ 100% cổ phần gồm Sài Gòn, Cam Ranh, Cần Thơ và Năm Căn và Nghệ Tĩnh cũng sẽ hoàn thành cổ phần hóa xong trong quý I/2015.

PV (tổng hợp)

chính phủ

Các tin tức khác

>   Thủy điện nhỏ: Bộ loại, địa phương phớt lờ? (06/12/2014)

>   Cơ hội thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Brazil (06/12/2014)

>   'Sale off 50%': Khách ngắm cho vui, ế vẫn hoàn ế (06/12/2014)

>   Cải thiện giúp Việt Nam leo cao trong chuỗi giá trị toàn cầu (06/12/2014)

>   Những thách thức trong quá trình thực hiện FTA Việt Nam-EU (05/12/2014)

>   3 tập đoàn tại Nhật Bản rót vốn vào Sen Đỏ (05/12/2014)

>   Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại (05/12/2014)

>   Colombia - Thị trường tiềm năng cho hàng xuất của Việt Nam (05/12/2014)

>   Kềm Nghĩa về Asean (05/12/2014)

>   Xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 7,8 tỷ USD (05/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật