Thứ Tư, 26/11/2014 11:02

Vết rạn nứt mới trong nền kinh tế toàn cầu

Suy thoái vừa quay trở lại với nền kinh tế Nhật Bản, vết rạn nứt mới nhất xuất hiện trong nền kinh tế toàn cầu vốn đã khá mong manh. Đây là một cú sốc đối với châu Á và xuất hiện ngay sau số liệu cho thấy phần lớn các nền kinh tế Eurozone cũng đang trong tình trạng trì trệ.

* Niềm tin kinh doanh toàn cầu xuống thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính

* Kinh tế Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái

 

Chỉ vài giờ sau khi các nhà lãnh đạo G20 đồng ý áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, Thủ tướng Anh David Cameron đã cho rằng kinh tế thế giới đang trong tình trạng “báo động đỏ”.

Vậy liệu kinh tế toàn cầu có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng mới? Trang CNN Money đã liệt kê 5 lý do khiến nhà đầu tư phải suy nghĩ về khả năng này:

1. Cú ngã nhào của Nhật Bản

Đà sụt giảm bất ngờ trong quý 3/2014 đã đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới rơi trở lại vào suy thoái. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 sụt giảm 1.6% so cùng kỳ năm ngoái, trái với dự báo tăng trưởng 2.2% mà các nhà kinh tế đưa ra trước đó.

Trước tình cảnh như vậy, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tung ra các gói kích thích khổng lồ nhưng nước này không thể nới lỏng tài khóa trong bối cảnh nợ công đang đứng ở mức cao nhất trên thế giới.

2. Tình trạng đình đốn tại Eurozone

Khó có thể tìm thấy một lý do nào để vui mừng tại châu Âu. Trong khi Đức suýt soát tránh được suy thoái trong quý 3/2014 thì số liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế có quy mô 13 ngàn tỷ USD này tăng trưởng không như dự báo.

Tỷ lệ thất nghiệp và nợ nần cao cũng như tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư tiếp tục cản trở đà tăng trưởng của châu Âu. Bên cạnh đó còn tồn tại nguy cơ giảm phát, hoặc ít nhất là tỷ lệ lạm phát thấp tồn tại trong một thời gian dài. Điều đó sẽ khiến người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp thận trọng và có thể đẩy khu vực này rơi vào cảnh đình đốn trong nhiều năm.

3. Khủng hoảng hàng hóa

Nhu cầu nguyên vật liệu thô đã mang lại cái nhìn rõ ràng về niềm tin của nhà đầu tư đối với nền kinh tế thế giới. Vì thế đà sụt giảm gần đây của giá hàng hóa đã cho thấy một câu chuyện ảm đạm.

Từ đầu năm đến nay, giá dầu thô đã lao dốc gần 30% xuống còn khoảng 75 USD/thùng. Đà phục hồi mong manh tại châu Á và nỗi lo sợ địa chính trị đã khiến nhà đầu tư rút lui.

Trong khi đó, giá quặng sắt – một thành phần quan trọng của thép – cũng lao dốc 40% khi Trung Quốc rút khỏi lĩnh vực khí. Đà tăng trưởng của cường quốc kinh tế này đã liên tục suy yếu trong nhiều năm qua và nước này vừa công bố quý tăng trưởng tồi tệ nhất trong hơn 5 năm vào tháng 10 vừa qua.

4. Thị trường mới nổi

Sự giảm tốc của Trung Quốc đã gây khó khăn cho một số thị trường mới nổi giàu tài nguyên hàng hóa, nhất là Brazil. Đà tăng trưởng của khu vực này bất ngờ trượt dốc mạnh và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các thị trường mới nổi chỉ tăng 0.3% trong năm nay.

5. Rủi ro địa chính trị

Cuộc chiến tại Syria và Iraq chỉ là một trong những nhân tố khó đoán. Trong lúc xảy ra các vụ đụng độ mới tại Ukraina, căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang trở lại.

Thứ Hai tuần trước, các quan chức châu Âu đã nhóm họp để xem xét đưa thêm các cá nhân vào danh sách áp dụng hình phạt của mình.

Theo dự báo, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể nhất trí về các hình phạt mới đối với nền kinh tế Nga trong tháng tới.

Phước Phạm (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Thị trường châu Á nào sẽ bị tác động mạnh nhất khi Fed nâng lãi suất vào năm tới? (25/11/2014)

>   Bộ Kinh tế Pháp và Đức cùng phối hợp cải cách nền kinh tế (25/11/2014)

>   Chuyên gia dự báo đồng yen sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2015 (25/11/2014)

>   Dầu trượt dài trước cuộc họp của OPEC (25/11/2014)

>   Vàng có thể phục hồi mạnh về mức 1,400 USD/oz (25/11/2014)

>   Nga thiệt hại 140 tỷ USD do lệnh trừng phạt và giá dầu giảm (25/11/2014)

>   Đồng euro vẫn chịu sức ép sau phát biểu của Chủ tịch ECB (24/11/2014)

>   Ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm lãi suất có nghĩa gì? (24/11/2014)

>   Niềm tin kinh doanh toàn cầu xuống thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính (24/11/2014)

>   Những điều nhà đầu tư cần biết khi Fed kết thúc QE (24/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật