Thứ Hai, 24/11/2014 11:11

Niềm tin kinh doanh toàn cầu xuống thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính

Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của Markit cho thấy niềm tin kinh doanh toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm với kế hoạch tuyển dụng và đầu tư đang đứng tại hoặc sát mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

 

“Triển vọng kinh tế toàn cầu đang khá ảm đạm và cho thấy bức tranh u ám nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính”, Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng của Markit nhận định trong báo cáo Markit Global Business Outlook Survey được công bố sáng ngày thứ Hai (24/11).

Báo cáo cho biết, số lượng doanh nghiệp kỳ vọng hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện trong vòng một năm chỉ cao hơn 28% so với số lượng doanh nghiệp dự báo hoạt động kinh doanh sẽ giảm sút. Kết quả này thấp hơn so mức 39% trong cuộc khảo sát gần nhất vào mùa hè vừa qua.

Bên cạnh đó, niềm lạc quan về lĩnh vực sản xuất giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2013 nhưng vẫn còn khả quan hơn so với ngành dịch vụ khi niềm tin vào triển vọng của lĩnh vực này rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm, tức kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu được thực hiện.

Tuyển dụng và đầu tư sẽ tiếp tục giảm

Mức tuyển dụng dự kiến trên toàn cầu trượt xuống sát mức thấp mọi thời đại xác lập vào tháng 6 năm ngoái, nhất là tại Mỹ, Nhật Bản, Anh, Eurozone, Nga và Brazil.

Markit cho biết trong báo cáo: “Ttrong số các nền kinh tế lớn, các doanh nghiệp Anh lạc quan nhất về kế hoạch việc làm trong khi các doanh nghiệp Pháp lại bi quan nhất”.

Mức đầu tư dự kiến của các doanh nghiệp tại các nền kinh tế lớn cũng giảm mạnh xuống mức thấp nhất sau khủng hoảng. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ lại đi ngược xu hướng khi chi phí đầu tư cơ bản dự kiến của hai quốc gia này đang cải thiện.

Vẫn còn đó nhiều lo ngại

Cuộc khảo sát cũng cho thấy một danh sách dài các mối lo ngại của các doanh nghiệp về triển vọng năm tới bao gồm môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng tồi tệ, khả năng lãi suất tăng cao tại một số quốc gia như Anh và Mỹ, cũng như rủi ro địa chính trị xuất phát từ các cuộc khủng hoảng tại Ukraina và Trung Đông.

Ông Williamson cho biết: “Mối lo ngại lớn nhất là niềm lạc quan kinh doanh và kế hoạch mở rộng tại Mỹ sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm. Vì thế đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đã chạm đỉnh trong các tháng mùa hè vừa qua với tín hiệu cho thấy xu hướng tăng trưởng chậm hơn trong các tháng tới”.

Ông cho biết thêm: “Không có tín hiệu nào cho thấy tình trạng bất ổn tại Eurozone sẽ kết thúc trong một sớm một chiều trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng ít lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh”.

Tương tự, niềm tin kinh doanh tại Nhật Bản cũng không mấy khả quan. Theo ông Williamson, niềm lạc quan tại Nhật Bản tiếp tục thấp hơn so với Mỹ, Anh và thậm chí là Eurozone khi rớt xuống mức thấp nhất trong hai năm khi các doanh nghiệp ngày càng “vỡ mộng” với kế hoạch đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ của Thủ tướng Shinzo Abe (Abenomics).

Được biết, đây là cuộc khảo sát được Markit thực hiện 3 lần trong một năm nhằm xác định kỳ vọng năm tới của 6,100 doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trên toàn thế giới.

Phước Phạm (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   Những điều nhà đầu tư cần biết khi Fed kết thúc QE (24/11/2014)

>   Thái Lan điều chỉnh luật để kiểm soát chặt công ty nước ngoài (23/11/2014)

>   Tổng thống Putin có thể cách chức ông Medvedev (23/11/2014)

>   Liều lĩnh có tính toán (23/11/2014)

>   Chuyên gia Ấn Độ: Tiềm năng hợp tác kinh tế Việt-Ấn rất lớn (23/11/2014)

>   Ngân hàng Trung ương Trung Quốc quyết định giảm lãi suất (22/11/2014)

>   Dầu dứt 7 tuần giảm giá liên tiếp khi Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất (22/11/2014)

>   Vàng và đồng nhảy vọt sau động thái bất ngờ của PBoC và nhận định của ECB (22/11/2014)

>   30.000 tỷ USD nằm trong tay chỉ 0,004% dân số của thế giới (21/11/2014)

>   Dầu tăng trước cuộc họp OPEC (21/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật