Thứ Hai, 17/11/2014 16:34

RCEP: Không dễ có lợi thế cạnh tranh

Khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), lợi thế cạnh tranh về thuế của nhiều hàng hóa Việt Nam so với Trung Quốc khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc có thể sẽ không còn nữa.

 

Mất lợi thế với Trung Quốc

Cho đến thời điểm này, ASEAN và các đối tác gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand đã tổ chức 5 phiên đàm phán Hiệp định RCEP và hai phiên họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN năm 2013 và 2014. Các phiên đàm phán đã đạt được những tiến triển nhất định liên quan tới thuế quan, quy tắc xuất xứ và xây dựng hướng đi cụ thể cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, hợp tác kinh tế kỹ thuật.

Theo các chuyên gia, RCEP được đánh giá là toàn diện và hài hòa hơn so với các FTA ASEAN+1 vì có cân nhắc sự khác biệt về trình độ phát triển của từng nước để có hình thức thỏa thuận thương mại phù hợp. Dù vậy, theo ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án Mutrap EU - Việt Nam,

RCEP có thể tạo ra một dòng dịch chuyển thương mại gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi nó có thể hình thành một hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chẳng hạn, với thị trường Nhật Bản, nhờ Hiệp định ASEAN+1 với Nhật Bản, và Hiệp định Song phương Việt Nam - Nhật Bản, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang nước này được hưởng thuế ưu đãi 10%, cùng sản phẩm đó có xuất xứ từ Trung Quốc phải chịu thuế từ 15-20%. Tương tự như vậy, sản phẩm da giày của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đang có thuế dưới 5%, từ Trung Quốc chịu thuế 30%.

Dự kiến, vòng đàm phán thứ 6 của RCEP sẽ diễn ra tại Ấn Độ từ ngày 1 -5/12/2014 và các nước tham gia quyết tâm kết thúc đàm phán vào năm 2015. RCEP hứa hẹn giúp tích hợp năm Hiệp định Thương mại tự do ASEAN+1, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng khai thác lợi ích từ các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.

Tuy nhiên, khi cả Việt Nam và Trung Quốc cũng tham gia RCEP thì những lợi thế cạnh tranh mà các mặt hàng của Việt Nam đang được hưởng có thể sẽ không còn nữa. “Với sự tham gia của Trung Quốc vào RCEP, nếu tiến trình đàm phán giữa các bên không được cân nhắc và xem xét cẩn thận, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp bất lợi” - ông Claudio Dordi nhấn mạnh.

Lợi ích vẫn còn

Theo các chuyên gia, về cơ bản, Hiệp định RCEP hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực nhờ giảm mức thuế nhập khẩu và cộng gộp chi phí xuất xứ nguyên liệu nhập khẩu.

Chẳng hạn như trước đây, hàng hóa của Việt Nam (có nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ Trung Quốc) nên khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, quy định của các Hiệp định ASEAN +1 phải có ít nhất 40% tỷ lệ nội địa hóa. Nhưng RCEP lại cho phép cộng gộp giá trị nguyên liệu nhập khẩu từ các nước tham gia đàm phán, bao gồm cả Trung Quốc, thì hàng hóa của Việt Nam có nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ Trung Quốc sẽ vẫn được ưu đãi thuế khi vào các nước kể trên.

Cùng với TPP và Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU, RCEP cũng sẽ tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cạnh tranh, minh bạch hơn, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ để tăng năng lực cạnh tranh.

Hùng Cường

Công Thương Điện Tử

Các tin tức khác

>   Hà Nội “chốt” khởi công 4 dự án xử lý nước thải trong tháng 11 (17/11/2014)

>   Đại biểu Quốc hội: Cần thay đổi phương thức sản xuất cho nông dân (17/11/2014)

>   ĐBQH đề xuất “bán khách sạn ở Hà Nội” để giúp ngư dân (17/11/2014)

>   Bộ trưởng Thăng đối mặt với những vấn đề gì? (17/11/2014)

>   Chuẩn bị kết nối cơ chế một cửa ở sân bay (17/11/2014)

>   Không có ngoại lệ trong "cuộc chiến" chống xe quá tải (17/11/2014)

>   Siết trách nhiệm tư vấn, chủ đầu tư ở dự án ODA (17/11/2014)

>   Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đội vốn 20.000 tỉ đồng (17/11/2014)

>   Lãng phí khủng trong điều hành giao thông (17/11/2014)

>   Giảm thuế VAT cho vật tư nông nghiệp: Nông dân hưởng lợi nhiều nhất (16/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật