Thứ Hai, 17/11/2014 14:46

ĐBQH đề xuất “bán khách sạn ở Hà Nội” để giúp ngư dân

“Chúng ta luôn nói không có tiền xây dựng các trung tâm tổng hợp hậu cần nghề cá. Sao không bán khách sạn ở Hà Nội để lấy tiền”- Phó trưởng đoàn ĐBQH TP HCM Trần Du Lịch phát biểu trước QH trong phiên thảo luận Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay. Và ông khẳng định: “Không phải chúng ta không có tiền”.

Nhận xét về công tác điều hành, ông Lịch than phiền về công tác tham mưu còn rất quan liêu. Ví dụ công tác xử lý cai nghiện- Phó trưởng đoàn ĐBQH TP HCM cho biết phải tới khi Thủ tướng nghe tình hình, triệu tập chủ trì họp mới quyết định trình ra QH để xử lý vấn đề. “Rất bị động”- ông Lịch bình luận.

Ví dụ lớn nhất mà vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng của QH đưa ra là những bất cập trong tam nông.

Lợi thế lớn nhất của chúng ta là nông nghiệp và sau đó là kinh tế biển. Nhưng chúng ta chưa đặt vấn đề phát triển tổng thể”. Từ bao nhiêu năm nay, nông dân kêu ca câu chuyện cứ được mùa thì mất giá, được giá mất mùa. Theo ông Lịch, vĩ mô trong nông nghiệp phải giải quyết được 3 việc. Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sản xuất cái gì chúng ta nói rất hay, vì dễ nói. Nhưng sản xuất như thế nào, làm thế nào giá thành rẻ, năng suất cao, nhưng sản xuất cho ai, bán cho ai thì không giải quyết được”.

Đặt lên bàn nghị sự việc hàng năm Việt Nam phải nhập 6 triệu tấn ngô, ông Lịch cho biết giá ngô nhập chỉ 5.600 đồng trong khi giá thành sản xuất trong nước là 6.000 đồng. Đây là nguyên do ngô trong nước, dù có quy hoạch, sản xuất ra không bán được.

“Vấn đề là tổ chức sản xuất- ông Lịch nói- Nếu không thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, không đưa KHKT vào nông nghiệp thì vẫn chỉ “giá thành cao hơn thiên hạ”.

ĐBQH Trần Du Lịch kêu gọi QH, Chính phủ cần phải hỗ trợ ngư dân bởi “để phương thức sản xuất như hiện nay thì không cạnh tranh được”.

Vì sao chúng ta không làm các trung tâm hậu cần tổng hợp để dạy ngư dân cách thức đánh bắt. Chúng ta cứ nói không có tiền. Vậy sao không bán khách sạn ở HN để lấy tiền. Không phải là chúng ta không có tiền”.

Nông nghiệp, theo ông Lịch, là lĩnh vực mà người sản xuất phải chịu 2 loại rủi ro. Rủi ro về tự nhiên và rủi ro về thị trường, tức là giá cả và hối đoái. Các nước giúp người sản xuất bảo hiểm để giảm rủi ro thiên tai. Còn rủi ro thị trường, họ có cơ chế để tìm cách chuyển rủi ro đó cho người kinh doanh. Nhưng vấn đề đó ở VN ai sẽ làm tổng thể để giải quyết, và để trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.

ĐBQH Nguyễn Văn Tính cũng cho rằng từ nhiều năm, nông dân vẫn “tự bơi” trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó, “Vật tư phân bón thuốc trừ sâu giả đang tràn lan thị trường”. Ông Tính đề nghị Chính phủ cần quyết liệt hơn để đảm bảo tối thiểu lợi nhuận 30% cho người sản xuất cũng như quyết liệt trong việc xử lý hàng giả. Bởi “Chỉ làm được 1-2 vụ xử lý phân bón thuốc trừ sâu giả trong suốt 2013. Như vậy làm sao chuyển biến được”.

Đào Tuấn

lao động

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Thăng đối mặt với những vấn đề gì? (17/11/2014)

>   Chuẩn bị kết nối cơ chế một cửa ở sân bay (17/11/2014)

>   Không có ngoại lệ trong "cuộc chiến" chống xe quá tải (17/11/2014)

>   Siết trách nhiệm tư vấn, chủ đầu tư ở dự án ODA (17/11/2014)

>   Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đội vốn 20.000 tỉ đồng (17/11/2014)

>   Lãng phí khủng trong điều hành giao thông (17/11/2014)

>   Giảm thuế VAT cho vật tư nông nghiệp: Nông dân hưởng lợi nhiều nhất (16/11/2014)

>   Hợp tác Việt-Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (16/11/2014)

>   TPHCM: Khởi công nhà máy sản xuất xe chuyên dùng (16/11/2014)

>   Đầu tư hộ, đại gia mang nợ 30 tỷ (16/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật