Thứ Sáu, 28/11/2014 16:44

Những rào cản năng lực cạnh tranh xuất khẩu

Báo cáo nghiên cứu về cán cân thương mại vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố cho thấy, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đang nằm ở vị trí thấp của chuỗi giá trị toàn cầu.

Xu hướng giảm dần việc xuất thô

Xét theo tiêu chuẩn ngoại thương, xuất khẩu (XK) của Việt Nam đã có xu hướng giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thô hoặc mới sơ chế. Nếu như năm 1995, tỷ trọng của các nhóm hàng này chiếm tới xấp xỉ 70% thì tới năm 2010 đã giảm xuống dưới 40%. XK cũng có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông, lâm, thủy sản và tăng dần tỷ trọng sản phẩm hàng công nghiệp, sự gia tăng nhanh chóng của hàng hóa chế biến công nghiệp như điện thoại và linh kiện, điện tử máy tính, dệt may, da giày. Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc và Malaysia, tỷ trọng hàng XK là máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam thấp hơn rất nhiều và chỉ tương đương với Indonesia.

Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, thực trạng hiện nay của các mặt hàng XK Việt Nam là yếu về năng lực cạnh tranh và nằm ở vị trí thấp của chuỗi giá trị toàn cầu. Những ngành hàng XK quan trọng của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm ngành có hàm lượng công nghệ thấp hoặc sử dụng tài nguyên thô, dễ bị tổn thương và đối diện với rủi ro tác động tiêu cực từ thị trường thế giới.

Đối với cơ cấu ngành hàng nhập khẩu (NK), Việt Nam phần lớn NK tư liệu sản xuất, bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và nguyên nhiên vật liệu. Tỷ lệ này luôn chiếm trên 90% tổng giá trị hàng hóa NK và kéo dài liên tục trong các năm mà không có dấu hiệu thay đổi. Phần lớn các mặt hàng XK của Việt Nam là mặt hàng gia công, bởi thế khi XK tăng cũng đồng nghĩa với nguyên, nhiên vật liệu NK cũng tăng theo. Trong báo cáo “Cán cân thương mại Việt Nam: Những nhân tố ảnh hưởng và khuyến nghị chính sách”, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhập siêu trong giai đoạn qua là do cơ cấu sản xuất và XK trong nước, cụ thể là hiệu quả đầu tư thấp và nhu cầu nhập khẩu gia tăng cho các ngành hàng XK, đặc biệt là những ngành mang nặng tính gia công như nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Việt Nam đang ở vị trí khá xa phía sau các quốc gia khác trong cuộc đua cạnh tranh về ngành hàng có hàm lượng công nghệ trung - cao.

Những đề xuất gợi mở

Việt Nam đang ở vị trí khá xa phía sau các quốc gia khác trong cuộc đua cạnh tranh về ngành hàng có hàm lượng công nghệ trung - cao. 

Để hoạt động XK tăng trưởng bền vững, đem lại lợi thế thiết thực cho các doanh nghiệp, ngành hàng và cho cả nền kinh tế, các chuyên gia đã đưa ra những đề xuất. Theo đó, việc tham gia và đàm phán các FTA cần chọn lọc để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của nền kinh tế, bảo đảm các FTA phải có mức độ hội nhập cao hơn và sâu hơn so với WTO, trong đó tập trung vào các thị trường có mối quan hệ bổ sung cho nhau về hàng hóa XNK, hạn chế cạnh tranh nhau và loại trừ nhau. Đặc biệt là Hiệp định TPP sẽ là cơ hội để gia tăng mạnh mẽ các liên kết kinh tế, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng mạnh thị trường XK, đồng thời có thể cải cách và nhất thể hóa môi trường đầu tư, kinh doanh và thuận lợi hóa cho doanh nghiệp, minh bạch hóa rất nhiều các thủ tục, quy trình hành chính của nền kinh tế, từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh chung của nền kinh tế.

Điều đáng nói là khi các rào cản thuế quan dần được dỡ bỏ thì sẽ nảy sinh nhiều rào cản phi thuế quan và các biện pháp phi thuế quan có thể được áp dụng tinh vi hơn. Vì thế, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để có thể hình thành hệ thống chính sách bảo vệ doanh nghiệp XK, nhà sản xuất trong nước, người tiêu dùng.

Thùy Linh

công thương

Các tin tức khác

>   Logistics Việt Nam: Bức tranh mãi vẫn chưa sáng (28/11/2014)

>   Kiên Giang: 11 tháng, tổng sản lượng thủy sản tăng 10,46% (28/11/2014)

>   Góc nhìn “trần trụi” về Logistics Việt Nam từ một doanh nghiệp lớn (28/11/2014)

>   Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục tăng trưởng (28/11/2014)

>   Bán 'lúa non': Đại gia xót lòng ôm món hời triệu đô (28/11/2014)

>   Ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong ngành dệt may: Một vốn bốn lời (28/11/2014)

>   Apatit Việt Nam “kêu cứu” về khai trường 23 (28/11/2014)

>   Năm 2016 sẽ có giống tôm bố mẹ “made in Việt Nam” (28/11/2014)

>   Được vay vốn để xây trường mầm non công lập (28/11/2014)

>   Dung Quất thu hút nhiều dự án, tổng vốn gần 5.000 tỉ đồng (28/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật