Thứ Sáu, 28/11/2014 09:54

Ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong ngành dệt may: Một vốn bốn lời

Một số sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường được đưa vào sản xuất tuy không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nhưng hiệu quả mang lại lớn và lâu dài. Quan trọng hơn, việc ứng dụng sản phẩm công nghệ này giúp doanh nghiệp ngành dệt may từng bước tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

Phát triển và ứng dụng sản phẩm khoa học công nghệ vào sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng đã được Bộ Công Thương đưa vào Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 .

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực ứng dụng sản phẩm công nghệ mới vào sản xuất

Theo đó, để đạt mục tiêu phát triển bền vững, lấy xuất khẩu làm trọng tâm, ngành dệt may nỗ lực nghiên cứu áp dụng các công nghệ, nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt. Áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may. Đặc biệt là việc triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Là một trong những doanh nghiệp ngành dệt may tiên phong đầu tư, sử dụng những sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường, Tổng công ty CP dệt may Hà Nội (Hanosimex) đã đầu tư gần 223,5 triệu đồng lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện cho máy may 3S. Ưu điểm của thiết bị này giúp giảm công suất động cơ lúc hoạt động không tải, đồng thời động cơ luôn hoạt động trong tình trạng tối ưu, hiệu suất cao và tiết kiệm điện trong suốt quá trình thấp tải.

Hanosimex cũng thay thế bóng đèn huỳnh quang T10 - 40W, balát sắt từ thông thường bằng bộ đèn huỳnh quang T8 - 36W 100% bột huỳnh quang 3 phổ, balát sắt từ tổn hao thấp; lắp các biến tần cho quạt thông gió của hệ thống điều hòa không khí, lò hơi chuyển đổi từ nhiên liệu đốt than sang đốt trấu hoặc mùn cưa ép; đầu tư hệ thống hút bụi tại các phân xưởng, nhà máy dệt… Với sự đầu tư trên, Hanosimex đã tiết kiệm trên 4 triệu kWh điện/năm, giảm phát thải khí CO2 tương đương 4.000 tấn/năm...

Để hỗ trợ cho ngành dệt may, nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm, khắc phục các rào cản thương mại của nước nhập khẩu. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may.

Tương tự, Công ty May Tiên Hưng (Hưng Yên) đã lắp đặt 2 bơm nhiệt để thay thế lò hơi; sử dụng 35 đèn LED thay thế đèn compact; lắp đặt biến tần cho hệ thống bơm… Các thiết bị này đã giúp công ty tiết giảm được 177,6 triệu đồng/năm chi phí năng lượng.

Công ty CP dệt công nghiệp Hà Nội cũng đã thay đèn T8 (36W) chấn lưu sắt từ bằng đèn T5 (28W) cùng chóa đèn có độ phản quang tốt; thay 5 bóng đèn cao áp thủy ngân bằng đèn Natri; lắp đặt biến tần cho động cơ quạt cấp nhiệt của hệ thống sấy vải nhúng keo; cải tạo hệ thống tận dụng ánh sáng tự nhiên… Bằng sự thay đổi này, công ty cũng tiết kiệm được trên 135 triệu đồng/năm…

Thực tế, việc đầu tư cho các sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường không phải lúc nào cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài nhưng lợi ích mang lại vô cùng lớn. Lợi ích này không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, mà còn chung tay góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành dệt may.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tăng cường quản lý chất lượng, thử nghiệm, chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với quốc tế. Nâng cao năng lực tư vấn nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu mã của các viện nghiên cứu.

Hải Linh

baocongthuong.com.vn

Các tin tức khác

>   Apatit Việt Nam “kêu cứu” về khai trường 23 (28/11/2014)

>   Năm 2016 sẽ có giống tôm bố mẹ “made in Việt Nam” (28/11/2014)

>   Được vay vốn để xây trường mầm non công lập (28/11/2014)

>   Dung Quất thu hút nhiều dự án, tổng vốn gần 5.000 tỉ đồng (28/11/2014)

>   Ngày 2/12 sẽ tiến hành cưỡng chế, triển khai mở rộng sân bay Cát Bi (28/11/2014)

>   Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương (27/11/2014)

>   Rượu truyền thống Việt Nam bước đầu thâm nhập thị trường Đức (27/11/2014)

>   Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam (27/11/2014)

>   Mobifone tăng vốn điều lệ lên 15,000 tỷ đồng (27/11/2014)

>   Tháng 11 ước nhập siêu 300 triệu USD (27/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật