Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục tăng trưởng
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản liên tục tăng trưởng, 10 tháng đầu năm 2014 đã đạt trên 12,33 tỷ USD, chiếm 9,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước, tăng 10,99% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhóm sản phẩm dệt may đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, chiếm 17,54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, với trên 2,16 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 9,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ 2 về kim ngạch là nhóm hàng phương tiện vận tải, phụ tùng chiếm 13,76%, đạt gần 1,7 tỷ USD; tiếp đến dầu thô chiếm 11,56%, đạt 1,43 tỷ USD; máy móc dụng cụ phụ tùng chiếm 9,72%, đạt gần 1,2 tỷ USD; thủy sản chiếm 7,96%, đạt 980,37 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 6,42%, đạt 791,17 triệu USD.
Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản 10 tháng đầu năm nay sang phần lớn các thị trường đều đạt mức tăng trưởng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng trưởng mạnh ở một số nhóm hàng như: Sắn và sản phẩm từ sắn (+225%), hạt điều (+211,58%), điện thoại các loại và linh kiện (+139,18%).
Thị trường Nhật Bản luôn có nhu cầu cao về trái cây tươi, rau xanh và nhiều mặt hàng nông sản khác. Trong 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã XK sang Nhật Bản nhóm hàng thủy sản với kim ngạch 980,37 triệu USD, rau quả là 62,61 triệu USD, hạt điều 24,05 triệu USD, cà phê 146,26 triệu USD, hạt tiêu đạt 20,15 triệu USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 10,8 triệu USD...
Văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP. HCM (JETRO) cho biết hiện nay có sự chênh lệch lớn trong kim ngạch XK nhóm hàng nông lâm thuỷ sản giữa Việt Nam và Nhật Bản vào thị trường lẫn nhau. Trong khi sản phẩm nông sản của Nhật xuất vào thị trường Việt Nam tỷ lệ còn thấp, thì hàng Việt Nam đang được xuất sang Nhật rất nhiều. Tại Nhật, Việt Nam nổi tiếng với mặt hàng về trái cây tươi và gạo, trong tương lai thị trường Nhật Bản có thể tăng NK sản phẩm bột gạo, bởi các sản phẩm làm từ bột gạo đang có xu hướng được ưa chuộng. Việt Nam thuận lợi về điều kiện phát triển nông nghiệp hơn Nhật Bản; vì vậy, các DN Nhật Bản rất quan tâm đến hoạt động đầu tư vào ngành nông nghiệp của Việt Nam.
Ngày 1-8-2014, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 1291/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, những mặt hàng mà Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác phát triển là: Lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, chè, rau quả, và cá ngừ đại dương.
Nhật Bản là một trong những thị trường XK khó tính, những sản phẩm tươi sống xuất vào thị trường này đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh. Muốn thúc đẩy các loại trái cây tươi, rau xuất sang Nhật phải áp dụng quy trình sản xuất sạch GAP, hạn chế dùng thuốc trừ sâu, đóng gói đúng quy chuẩn và thực hiện chiếu xạ hoặc xử lý bằng hơi nước nóng. Đồng thời, Việt Nam cần làm tốt khâu kiểm dịch động thực vật để loại trừ được các DN làm ăn gian dối vì chỉ cần một DN vi phạm là sẽ ảnh hưởng đến cả ngành hàng, như trường hợp tôm XK nhiễm chất cấm liên tục bị Nhật Bản cảnh báo trong thời gian qua.
Có thể nói thị trường là rộng mở nhưng cánh cửa vẫn còn hẹp do Việt Nam chưa tháo được nút thắt trong khâu sản xuất là đảm bảo sản lượng và chất lượng. Trong mối hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các bí quyết, kỹ thuật của Nhật Bản để thay đổi kỹ thuật sản xuất của mình theo đường hướng mới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Số liệu Hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản 10 tháng năm 2014. ĐVT: USD
Mặt hàng
|
10T/2014
|
10T/2013
|
10T/2014 so cùng kỳ(%)
|
Tổng kim ngạch
|
12.331.704.763
|
11.110.779.977
|
+10,99
|
Hàng dệt may
|
2.162.968.310
|
1.974.531.026
|
+9,54
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
1.696.225.353
|
1.518.934.312
|
+11,67
|
Dầu thô
|
1.426.009.599
|
1.651.703.983
|
-13,66
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
|
1.198.787.080
|
993.690.095
|
+20,64
|
Hàng thuỷ sản
|
980.371.436
|
903.787.320
|
+8,47
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
791.171.527
|
662.239.121
|
+19,47
|
Giày dép các loại
|
437.267.081
|
315.680.410
|
+38,52
|
sản phẩm từ chất dẻo
|
394.573.815
|
346.296.440
|
+13,94
|
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện
|
292.110.803
|
255.267.736
|
+14,43
|
Hoá chất
|
235.954.954
|
198.423.064
|
+18,92
|
Túi xách, ví, va li, mũ ô dù
|
231.529.457
|
186.620.446
|
+24,06
|
sản phẩm từ sắt thép
|
199.673.548
|
146.622.000
|
+36,18
|
Dây điện và dây cáp điện
|
155.924.509
|
157.193.371
|
-0,81
|
Cà phê
|
146.255.314
|
148.456.355
|
-1,48
|
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
|
116.776.958
|
|
*
|
sản phẩm hoá chất
|
115.276.082
|
107.479.479
|
+7,25
|
Kim loại thường và sản phẩm
|
107.603.150
|
81.022.389
|
+32,81
|
Than đá
|
96.587.108
|
128.305.613
|
-24,72
|
Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
|
87.876.796
|
59.711.923
|
+47,17
|
Sản phẩm gốm sứ
|
68.984.552
|
64.046.915
|
+7,71
|
Hàng rau quả
|
62.613.227
|
51.816.136
|
+20,84
|
sản phẩm từ cao su
|
61.166.808
|
50.609.278
|
+20,86
|
Gíây và các sản phẩm từ giấy
|
59.409.075
|
63.422.511
|
-6,33
|
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày
|
47.734.554
|
41.292.715
|
+15,60
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
39.202.058
|
|
*
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
38.298.833
|
16.012.256
|
+139,18
|
Xơ sợi dệt các loại
|
37.531.809
|
29.302.749
|
+28,08
|
Sản phẩm mây, tre, cói thảm
|
35.608.956
|
32.258.253
|
+10,39
|
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm
|
33.860.096
|
35.125.315
|
-3,60
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
32.897.611
|
26.427.788
|
+24,48
|
Vải mành, vải kỹ thuật khác
|
27.316.591
|
|
*
|
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc
|
25.377.244
|
26.821.050
|
-5,38
|
Hạt điều
|
24.052.286
|
7.719.456
|
+211,58
|
Hạt tiêu
|
20.147.774
|
14.243.013
|
+41,46
|
Cao su
|
19.227.001
|
20.508.203
|
-6,25
|
Quặng và khoáng sản khác
|
16.003.764
|
18.985.628
|
-15,71
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
14.648.222
|
11.897.231
|
+23,12
|
Sắn và sản phẩm từ sắn
|
10.796.048
|
3.321.287
|
+225,06
|
sắt thép các loại
|
3.757.889
|
5.332.131
|
-29,52
|
Phân bón
|
1.604.189
|
4.082.429
|
-60,71
|
Thủy Chung
Vinanet
|