Thứ Sáu, 28/11/2014 11:02

Logistics Việt Nam: Bức tranh mãi vẫn chưa sáng

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh ngành dịch vụ logistics của nước ta trong những năm tiếp theo, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ngân hàng Thế giới tổ chức diễn đàn ngày 27/11 nhằm đánh giá lại toàn bộ những khó khăn, vướng mắc của hoạt động dịch vụ logistics trong thời gian qua.

Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ 2 diễn ra ngày 27/11/2014 tại TPHCM

Khó khăn trước mắt vẫn còn!

Trong năm 2014, Bộ Công Thương dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 154.4 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với năm 2013. Về cơ bản, năm 2014 sẽ duy trì cán cân thương mại cân bằng, xuất siêu có thể lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD.

“Tính đến thời điểm này, kết quả của chúng ta đạt được rất tích cực, tuy nhiên phải nói rằng, khó khăn trước mắt vẫn còn đó!” – Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết.

Và theo các chuyên gia nhận định nếu Việt Nam không sớm khẳng định được những năng lực cạnh tranh của mình, cũng như của doanh nghiệp và công tác xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ thì chắc chắn rằng việc hội nhập của nước ta sẽ rất khó khăn trong thời gian tới, đặc biệt trong năm 2015 khi Việt Nam thực hiện hợp tác cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như hàng loạt các hiệp định thương mại tự do quan trọng khác như TPP, EU…

Mặc dù đã có những sự phát triển nhất định nhưng hoạt động logistics thời gian qua ở Việt Nam vẫn chưa đạt đến một mức độ mạnh về năng lực, chưa liên kết chặt chẽ với các khu công nghiệp cao đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu theo đó làm cản trở, giảm thiểu những năng lực cạnh tranh những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

“Dịch vụ logistics chỉ thực sự phát triển khi chúng ta có nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, coi cảng biển là đầu mối tập trung, kết nối tất cả các phương thức vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống” – Ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ.

Chiếm 25% GDP, chi phí logistics còn quá cao

Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics, mặc dù được đánh giá có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng chi phí cho hoạt động logistics của Việt Nam chiếm 25% GDP, rất cao so với các nước đang phát triển chỉ từ 9-15%. Điển hình như một nước trong khu vực là Singapore chi phí logistics các năm gần đây đều dao động dưới 10%. Việc giảm chi phí logistics trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như nâng cao được chất lượng và năng lực của các sản phẩm, đồng thời thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics nước ta chưa thực sự tìm được nhiều tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chưa tạo ra sự gắn bó đầy đủ, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp dẫn đến việc phát sinh các loại chi phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, trong những năm qua Việt Nam đã dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư nhưng đánh giá đến thời điểm hiện tại cơ sở hạ tầng kết nối với vùng tập trung hàng hóa còn yếu. Đáng chú ý nhất là các địa phương hầu như còn thiếu trung tâm giao nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp chuyên dụng. Do đó, vấn đề đặt ra cần phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia một cách đồng bộ, hợp lý, vừa có những bước đi vững chắc, vừa có những bước đột phá để nhanh chóng tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, kết nối các phương thức giao thông vận tải.

Ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam chia sẻ: “Hiệu quả Logistics tốt hơn cho thấy độ tin cậy cao hơn, theo đó giúp thuận lợi thương mại song phương, đa phương giữa nước ta với các nước giao thương sẽ cải thiện rất nhiều”.

“Lẹt đẹt” tốc độ phát triển vận tải biển

Tính đến tháng 9/2014, Việt Nam có tổng cộng 44 cảng biển các loại, trong đó có 14 cảng biển loại 1, loại 2 có 23 cảng biển và 13 cảng biển loại 3, bao gồm khoảng 219 bến cảng với gần 44 km cầu cảng và hàng chục khu chuyển tải.

Về tình hình vận tải biển Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2014, đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam có khoảng 1,700 tàu với tổng trọng tải 6.9 triệu DWT và tổng dung tích là 4.3 triệu GT.

Trong 4 năm gần đây, khi tốc độ phát triển tàu container trên thế giới đạt trung bình gần 9%/năm, thì tốc độ phát triển tàu container của Việt Nam chỉ đạt trung bình khoảng 1%.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng chung của thế giới, ngành vận tải biển Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực, giá cước vận tải nhìn chung thấp, nguồn hàng khan hiếm, chi phí hoạt tăng cao là khó khăn chung của các doanh nghiệp vận tải biển.

Ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam dẫn lời tại diễn đàn: “Trước những khó khăn nói trên, để tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải biển, trong năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức hai hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển, thông qua hội nghị để các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp”.

Đức Phương

Các tin tức khác

>   Kiên Giang: 11 tháng, tổng sản lượng thủy sản tăng 10,46% (28/11/2014)

>   Góc nhìn “trần trụi” về Logistics Việt Nam từ một doanh nghiệp lớn (28/11/2014)

>   Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục tăng trưởng (28/11/2014)

>   Bán 'lúa non': Đại gia xót lòng ôm món hời triệu đô (28/11/2014)

>   Ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong ngành dệt may: Một vốn bốn lời (28/11/2014)

>   Apatit Việt Nam “kêu cứu” về khai trường 23 (28/11/2014)

>   Năm 2016 sẽ có giống tôm bố mẹ “made in Việt Nam” (28/11/2014)

>   Được vay vốn để xây trường mầm non công lập (28/11/2014)

>   Dung Quất thu hút nhiều dự án, tổng vốn gần 5.000 tỉ đồng (28/11/2014)

>   Ngày 2/12 sẽ tiến hành cưỡng chế, triển khai mở rộng sân bay Cát Bi (28/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật