Nhiều triển vọng xuất khẩu cuối năm
Nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu lớn đang vào thời điểm tăng trưởng mạnh, đây là cơ hội thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu bứt phá 2 tháng cuối năm.
Nhiều mặt hàng sẽ đạt mục tiêu
Đến thời điểm này, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã gần chạm đích so với kế hoạch đề ra từ đầu năm, trong khi một số lĩnh vực được dự báo tăng trưởng khá ở mức 10% trở lên.
Đơn cử như dệt may, xuất khẩu 10 tháng đầu năm đã đạt 17,62 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại trong giai đoạn này ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 19,1%. Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá ở các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ông Matt Priest- Chủ tịch Các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA) - cho biết:
Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Mỹ cũng đang tăng nhanh ở mức gần 16,5% trong năm nay và dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn tại thị trường này thời gian tới.
|
Công ty CP chứng khoán Bảo Việt nhận định: Những tháng cuối năm, nhu cầu mua sắm ở nhiều thị trường sẽ tăng lên trong các dịp lễ, cơ hội để các doanh nghiệp dệt may tiếp tục bứt phá là khá lớn, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm dự kiến đạt trên 24 tỷ USD.
Đánh giá vừa được Bộ Công Thương đưa ra có chiều hướng lạc quan hơn khi cho rằng nếu tiếp tục đà tăng như hiện tại thì kim ngạch xuất khẩu dệt may có thể sẽ đạt 24,5 đến 25 tỷ USD trong cả năm 2014, vượt 0,5 - 1 tỷ USD so với mục tiêu kế hoạch.
Tương tự, xuất khẩu giày dép trong năm nay cũng sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra. Theo ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam - từ tháng 1 đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã xuất khẩu giày dép và sản phẩm túi xách đạt 10 tỷ USD, vì thế mục tiêu 12 tỷ USD trong năm 2014 là có thể đạt được.
Trước đà tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản đến hết quý III/2014 khi đạt 5,8 tỷ USD và tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, Hiệp hội Các nhà chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm nay sẽ vượt 7 tỷ USD. Theo VASEP, hầu hết giá trị các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực đều có mức tăng trưởng trên hai con số, từ 13 - 42% và thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng hơn với mức tăng từ 15-45%.
Những lợi thế cho xuất khẩu cuối năm
Báo cáo đánh giá kinh tế vĩ mô, triển vọng thị trường Việt Nam vừa được Ngân hàng HSBC công bố mới đây đã nhận định: Xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt khoảng 151 tỷ USD. Con số này hoàn toàn có cơ sở khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang giữ đà tăng trưởng mạnh các tháng qua. Những lợi thế có thể nhìn thấy rõ nhất của xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm là việc tăng cả về giá và lượng cũng như thị trường của nhiều mặt hàng được mở rộng. Trong xuất khẩu nông - lâm - thủy sản, đến hết tháng 10 đã đạt gần 25,4 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ, trong đó nhiều mặt hàng đã vượt kim ngạch 1 tỷ USD như cà phê, hồ tiêu, gạo, hạt điều, cao su.
Điều đáng nói là ở thời điểm này, giá một số mặt hàng nông sản vẫn đang giữ ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới, ví như với xuất khẩu gạo, đến hết tuần đầu tiên của tháng 11/2014 đã bán được gần 5,5 triệu tấn, đạt giá trị 2,513 tỷ USD. Bên cạnh đó, cà phê, hồ tiêu cũng đang rất được giá khi giá tiêu trong nước đã tăng từ 8.000 - 33.000 đồng/kg tùy từng loại tiêu đen hay tiêu trắng, đưa giá tiêu xuất khẩu tăng từ 7 - 11%. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu 150.000 tấn tiêu trong năm nay có thể về đích trước hạn. Đối với cà phê, xuất khẩu mặt hàng này cũng đang tăng ở hầu hết các thị trường và hiện tại nguồn cung cà phê của Việt Nam.
Duy Minh
công thương
|