Thứ Ba, 14/10/2014 10:36

Xuất khẩu thô là đặc tính lười nhác không chỉ của ngành cao su

Cao su là một trong số những cây công nghiệp góp phần làm giàu cho nông dân và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Mặc dù sản lượng, mức tiêu thụ đều tăng qua mỗi năm, nhưng lợi nhuận từ ngành cao su lại có xu hướng giảm do giá bán giảm. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm khó khăn nhất của ngành cao su. Để vượt qua khó khăn cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giá mủ cao su tươi tại các vườn trồng hiện chỉ ở mức 8.800 - 9.200 đồng/kg, giảm một nửa so với mức giá mủ sao su của năm 2013 và đây cũng là mức giá thấp nhất trong 8 năm qua. Trong khi đó, giá cao su xuất khẩu của nước ta cũng đang trên đà sụt giảm. Cụ thể ngay trong năm nay, tháng 6, giá xuất khẩu trung bình cao su SVR 3L đạt mức 1.965 USD/tấn - giảm 14,37% so với tháng 1 và giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến tháng 9, giá xuất khẩu cao su SVR 3L chỉ còn 1.600 USD/tấn, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2013. Và thời điểm hiện tại, giá xuất khẩu cao su chỉ còn khoảng 1.500 USD/tấn, thấp nhất trong 6 năm qua. Chính vì vậy, từ đầu năm đến nay, mặc dù cả nước đã xuất khẩu được 713.000 tấn cao su, với giá trị đạt 1,26 tỷ USD, thế nhưng, so với cùng kỳ năm 2013, giá trị xuất khẩu đã giảm tới 26,2%. Và dự báo trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cao su có thể giảm tới 30% so với năm 2013.

Lý giải tình trạng giá cao su giảm mạnh, theo đại diện của Hiệp hội cao su Việt Nam, giá cao su liên tục giảm sút trước hết do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới chậm, trong khi nguồn cung tăng nhanh do nhiều nước đã mở rộng diện tích cao su trong thời kỳ giá cao. Nghiên cứu của Tập đoàn Nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) cho thấy, khối lượng dư thừa cao su thiên nhiên của thế giới năm 2014 có thể đạt mức 714.000 tấn, tạo ra lượng tồn kho lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. Mặt khác, giá dầu thô giảm mạnh cũng khiến cho cao su tổng hợp gây nhiều bất lợi cho thị trường cao su tự nhiên.

Trước thực trạng giá bán cao su quá thấp và ngày càng sụt giảm như hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến nghị, cần phải cơ cấu lại để đưa ngành cao su vượt qua những khó khăn. Cụ thể, đó là tái cơ cấu lại sản phẩm cao su theo hướng tập trung chế biến sâu. Bởi, có một thực tế, ở nước ta mỗi năm sản xuất được từ 1,1 – 1,2 triệåu tấn mủ cao su, nhưng lượng dùng chế biến sản phẩm cao su công nghiệp chỉ chiếm khoảng 16 – 18%, còn lại là xuất khẩu thô. Trong khi đó, phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su sẽ tạo ra giá trị gia tăng rất lớn. Để thực hiện điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp tốt nhất là cần có chính sách để thu hút nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, có thương hiệu và thị phần lớn trong ngành chế biến sâu sản phẩm cao su.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp cao su trong nước, cần liên kết chặt chẽ, thiết lập mối quan hệ khách hàng tin cậy giữa nhà cung cấp nguyên liệu và nhà chế biến sản phẩm. Nhà cung cấp cam kết bảo đảm nguồn cung về số lượng và chất lượng, kiểm soát giá thành hợp lý. Doanh nghiệp chế biến ưu tiên sử dụng sản phẩm cao su trong nước, đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, nhân lực, phát triển sản phẩm và thị trường mới.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần định hướng được sản phẩm công nghiệp cao su để các doanh nghiệp tập trung phát triển sản xuất; thành lập một cơ quan thống nhất, có trách nhiệm quản lý về chất lượng và giá cao su, ưu đãi về đất đai, thuế, vốn vay cho doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su. Đồng thời, đưa ra quy hoạch diện tích cây cao su, hướng dẫn người sản xuất cao su xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn để tránh tình trạng chặt phá cây khi giá thấp...

Lười nhác, không chỉ của ngành cao su khi xuất khẩu thô nhiều năm qua là việc ăn sẵn. Nước bạn lớn, quá hiểu chúng ta đã khuyến khích chúng ta xuất tiểu ngạch và đại ngạch nhiều năm rồi. Và, vì thế ai cũng có thể kiếm lợi khi chỉ đạo, lãnh đạo ngành này. Đã đến lúc ông bạn lớn muốn bóp chết, thì chúng ta chỉ còn biết kêu trời.

Lỗi ở ai? Tìm đường sống cho cao su cần ai? Câu hỏi này dân hỏi ngành cao su và người chủ quản ngành cao su?

Trung Thành

đại biểu nhân dân

Các tin tức khác

>   Thị trường Tây Nguyên: Tràn lan phân bón kém chất lượng (14/10/2014)

>   Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt game online: Lợi bất cập hại - thất thu thuế (14/10/2014)

>   Đừng đẩy rủi ro cho doanh nghiệp! (14/10/2014)

>   ‘Người khổng lồ’ chân đất sét (14/10/2014)

>   Sáp nhập DN bán lẻ: Nhiều cái lợi (14/10/2014)

>   Ngành sản xuất tiếp tục giữ vị trí hàng đầu về nhu cầu tuyển dụng (13/10/2014)

>   ADB đã hỗ trợ Việt Nam hơn 13 tỷ USD phát triển kinh tế (13/10/2014)

>   Báo cáo Bộ Chính trị dự án sân bay Long Thành (13/10/2014)

>   Vinalines chính thức thua vụ kiện 3 triệu USD (13/10/2014)

>   Dự án đường sắt số 1 đội vốn từ 1,091 tỷ USD lên 2,49 tỷ USD (13/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật